Quá trình phân bào diễn ra nhanh chóng sau khi trứng gặp được tinh trùng. Tuần 3: Trứng thụ tinh làm tổ và hình thành phôi thai sau một tuần di chuyển đến tử cung. Tuần 4: Phôi thai hình thành nhỏ như đầu kim. Tuần 5: Hình thành các tế bào thần kinh Tuần 6: Trái tim nhỏ bé của bé đang đập cùng sự hình thành bước đầu của những cơ quan khác. Tuần 7: Bé đã bắt đầu hình thành các ngón tay, ngón chân. Tuần 8: Bé đã có tay chân rõ ràng và có thể gập khuỷu tay, khuỷu chân dễ dàng. Tuần 9: Bé đã có mí mắt Tuần 10: Bé bắt đầu thích thú chơi trò nắm mở bàn tay.
Tuần 11: Em bé trong bụng đã bắt đầu đá chân và tỏ ra thích thú với điều này. Tuần 12: Hình thành những khớp thần kinh trong não của bé. Tuần 13: Dấu vân tay của bé bắt đầu xuất hiện. Tuần 14: Bé bắt đầu biết nheo mắt hoặc biểu thị cảm xúc bằng cách nhăn mặt. Tuần 15: Đây là lúc thích hợp để nhận biết giới tính thai nhi. Tuần 16: Hệ tim mạch của bé bắt đầu hoàn chỉnh hơn và nhịp tim do đó cũng tăng lên. Tuần 17: Nhu cầu canxi tăng cao để đáp ứng cho sự phát triển của hệ xương. Tuần 18: Tai của trẻ đã bắt đầu có hình dáng rõ rệt. Tuần 19: Bé đã nghe rõ những gì bạn nói bên ngoài. Tuần 20: Lúc này, bé có thể nuốt được nước ối và nếm mùi vị thức ăn mẹ đưa vào.
Tuần 21: Bé đã hình thành hàng lông mày. Tuần 22: Đây là lúc trẻ bắt đầu tăng tốc phát triển nên cần nhiều dưỡng chất từ mẹ. Tuần 23: Bé cảm nhận những chuyển động của mẹ. Tuần 24: Bé có thể nếm và cảm nhận mùi vị rõ ràng. Tuần 25: Bé bắt đầu mọc tóc và có màu sắc tóc rõ ràng theo yếu tố di truyền. Tuần 26: Mô mỡ dưới da của bé bắt đầu hình thành. Tuần 27: Xúc cảm của mẹ ra sao bé có thể cảm nhận được nhờ sự phát triển của hệ thần kinh. Tuần 28: Chuyện mở mắt và chớp mắt đã trở nên thành thụ c. Tuần 29: Thần kinh của trẻ phát triển nhanh với sự hình thành của hàng tỷ tế bào. Tuần 30: Bé có thể nhìn thấy ánh sáng xuyên qua thành bụng của mẹ.
Tuần 31: Bé trong bụng mẹ đã có thể quay trở đầu từ bên này sang bên kia. Tuần 32: Bé đã bắt đầu có móng tay. Tuần 33: Lúc này mô mỡ đã phát triển, da bé không còn nhăn nheo như trước. Tuần 34: Phổi của bé đã bắt đầu khỏe mạnh hơn để có thể đảm nhiệm vai trò sắp đến. Tuần 35: Trông bé đã lớn hẳn, mọi sự phát triển đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày chào đời. Tuần 36: Lúc này bé sẽ tăng tốc phát triển bằng sự tăng vượt trọng lượng. Tuần 37: Bé đã sẵn sàng để chào đời. Tuần 38: Lúc này bé đã đạt cân nặng gần bằng với thời điểm chào đời. Tuần 39: Ngôi thai đã định hình ngay ngắn và chờ đợi ngày chào đời. Tuần 40: Bé đã sẵn sàng để được khai hoa nở nhụy và nắm lấy những ngón tay của mẹ.
Sự hình thành của một thai nhi trong cung lòng người mẹ thật quá diệu kỳ. Còn gì hạnh phúc hơn khi bạn được nhìn ngắm những hình ảnh quý giá này và nghĩ về con yêu với những điều đẹp đẽ nhất đang chờ đợi. Và đó cũng sẽ là một thái độ tích cực giúp bạn và con hiện thực hóa về một thai kỳ thành công.
Yeutre.vn (Sưu tầm)