Giải đáp 9 thắc mắc chung xoay quanh chuyện thai máy

Tín hiệu giao tiếp đầu tiên giữa bé và mẹ rất rõ ràng thông qua cử động thai, tức thai máy. Đây là thời khắc vô cùng ý nghĩa đối với các bà mẹ dù mang thai lần đầu hay các lần kế tiếp.

banner ads

Cảm xúc một người mẹ có được khi cảm nhận những cái búng, nguẩy của con yêu trong cung lòng luôn luôn mới mẻ qua từng ngày. Từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, thai nhi cho mẹ thấy sự phát triển của mình qua từng giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Đó thực sự là một lời nhắc nhở và động viên thiết thực nhất để mẹ tiếp tục hành trình mang nặng, đẻ đau của mình.

1. Do đâu có hiện tượng thai máy?

34359-thai-may-1.jpg

Thông qua những cú đạp,... mẹ sẽ hiểu được điều cần làm là gì để mang lại sự thoải mái và điều kiện phát triển tốt nhất cho bé.

Khi các bộ phận trong cơ thể đã bắt đầu hình thành và phát triển, thai nhi bước đầu có những cảm nhận của riêng mình về môi trường sống trong bụng mẹ. Phản ứng lại với thay đổi mới từ cơ thể mẹ như tiếng nhịp tim, thức ăn nặng mùi, những cử chỉ âu yếm từ bên ngoài... chính là cách mà thai nhi truyền đi những tín hiệu giao tiếp ban đầu với mẹ. Thông qua những cú đạp, oằn mình hay chỉ là những lần duỗi tay, duỗi chân,... mẹ sẽ hiểu được điều cần làm là gì để mang lại sự thoải mái và điều kiện phát triển tốt nhất cho bé.

2. Thai máy xuất hiện đầu tiên từ tuần thứ mấy của thai kỳ?

Tuần 24 của thai kỳ là thời điểm muộn nhất mà một người mẹ mang thai lần đầu có thể cảm nhận về những cú đạp của con yêu. Với những người đã từng sinh con, cảm nhận này đến sớm hơn, khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ. Ban đầu, những cú đạp chỉ giống như tôm búng, rất nhẹ nhàng. Càng về sau, thai nhi càng lớn chuyển động của bé sẽ càng rõ rệt hơn và có thể nhận thấy qua việc quan sát bằng mắt thường hoặc qua những đụng chạm bên ngoài.

3. Khi nào biết thai nhi đang khó chịu?

Những cú đạp mạnh, liên tiếp của bé cho biết trạng thái tinh thần bất an và căng thẳng từ người mẹ đang ảnh hưởng đến bé. Mặc khác, chúng cũng có thể là dấu hiệu của những bất thường bé đang gặp phải và đó là dấu hiệu để mẹ mau chóng tìm đến bác sĩ thăm hỏi. Tuy nhiên, những cú tung chưởng mạnh của con có thể được xoa dịu bằng những hoạt động tích cực của mẹ như việc luyện tập yoga chẳng hạn. Cách khác, mẹ có thể dùng chính ngôn ngữ và những cái chạm vỗ về để trấn an tinh thần cho bé.

4. Khi nào biết thai máy bình thường?

34360-thai-may-2.jpg

Ở mỗi đứa trẻ, hoạt động thai máy sẽ khác nhau.

Mỗi ngày thai nhi có thể đạp từ 15-20 lần. Tuy nhiên, ở mỗi đứa trẻ, hoạt động thai máy sẽ khác nhau. Phần lớn các bé đều ngủ và ban ngày và đạp nhiều vào ban đêm nhưng cũng có những bé sinh hoạt theo lịch ngược lại. Tối đa trong ngày bé sẽ ngủ khoảng 17 tiếng. Mỗi cữ ngủ kéo dài từ 15-50 phút và thức giấc. Muốn cảm nhận thai máy rõ nhất, mẹ nên theo dõi vào buổi chiều tối hoặc ngay sau mỗi bữa ăn.

5. Vì sao cần thiết phải đếm số lần cử động thai?

Cử động thai ngoài việc tạo sự giao tiếp ban đầu giữa mẹ và bố mẹ ra còn là dấu hiệu cho biết tình trạng sức khỏe của bé. Chính vì vậy, việc theo dõi cử động thai là một phần việc không thể thiếu trong thai kỳ của mỗi người mẹ.

Theo sự phát triển của bé, cử động hàng ngày có thể sẽ thay đổi và điều này đôi chút khiến mẹ lo lắng. Để không tự tạo hoang mang cho mình, mẹ cần biết những bất thường về thai máy như sau:

- Thai nhi đạp ít hơn 10 lần trong vòng 2 tiếng liên tiếp.

- Khi bên ngoài có tiếng động mạnh hoặc tác động trực tiếp lên thành bụng như vỗ bụng, thai nhi vẫn không có phản ứng.

- Trong hai ngày liên tiếp, số lần đạp giảm mạnh.

6. Nguyên nhân khiến thai giảm cử động?

Lý do thông thường khiến thai nhi giảm cử động đó là do thai nhi thiếu oxy hoặc không nhận đủ dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy thai. Với các trường hợp này, mẹ nên đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, siêu âm và kiểm tra sức khỏe tổng quát của thai nhi.

7. Cách đếm cử động thai?

Khi có dấu hiệu giảm chuyển động thai, mẹ nên nghỉ ngơi, ăn nhẹ và uống đồ lạnh, đồng thời kê cao hai chân. Tinh thần thoải mái, lượng đường trong thức ăn và độ lạnh trong thức uống sẽ giúp em bé thức giấc và mẹ có thể bắt đầu ghi lại chuyển động thai trong khoảng 2 tiếng. Phải có ít nhất 10 cử động trong khoảng thời gian này, nếu không mẹ nên đi khám.

Việc theo dõi cử động thai hàng ngày chỉ được chỉ định khi bác sĩ phát hiện những bất thường của thai nhi. Và các mẹ buộc phải tuân theo những hướng dẫn về việc theo dõi thai máy.

8. Thai cử động ít hơn sau tuần thứ 36?

34361-thai-may-3.jpg

Thai cử động ít hơn sau tuần thứ 36.

Đây là điều rất dễ hiểu khi lúc này tử cung của mẹ đã trở nên chật chội với kích thước ngày càng lớn của bé. Các cử động do đó trở nên hạn chế hơn ít nhiều.

9. Tính cách bé phản ánh qua hoạt động thai máy?

Rất nhiều người tin rằng bé đạp nhiều trong thai kỳ sinh ra sẽ rất thông minh và hiếu động. Mặc dầu đến nay điều này vẫn chưa được chứng thực nhưng có một sự thật là bé sẽ duy trì thói quen “ngủ ngày, cày đêm” của mình giống hệt trong giai đoạn bào thai sau khi đã chào đời.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI