Giải đáp 6 thắc mắc xoay quanh phương pháp chọc dò màng ối

Đối với những thai phụ sau các siêu âm, xét nghiệm sàng lọc ban đầu được chẩn đoán thai nhi bất thường nhiễm sắc thể, bác sĩ sẽ chỉ định làm một vài xét nghiệm chuyên sâu như chọc dò ối, sinh thiết nhau thai… để đi đến kết luận sau cùng.

banner ads

Tuy vậy, quyền quyết định thực hiện hay không vẫn thuộc về các thai phụ.

Trong phạm vi bài tổng hợp này, yeutre.vn sẽ đề cập đến các vấn đề xoay quanh chuyện chọc ối:

1. Chọc ối là gì?

Tiến hành chọc ối thông qua hình ảnh siêu âm.

Chọc ối là một thủ thuật y khoa lấy dịch ối của thai nhi để thực hiện các xét nghiệm dựa trên các tế bào của thai nhi hoặc tế bào niêm mạc má có trong dịch ối đã lấy được. Khi tiến hành thủ thuật này, người ta sẽ chọc kim vào khoang ối thông qua hình ảnh siêu âm để lấy khoảng 8ml dịch ối.

2. Chọc ối có để lại hậu quả gì về sau hay không?

Do chọc ối là một thủ thuật mang tính chất xâm lấn nên nguy cơ gặp phải như sẩy thai, sinh non, rỉ ối, nhiễm trùng… đều có khả năng xảy ra.

Do chọc ối là một thủ thuật mang tính chất xâm lấn nên nguy cơ gặp phải như sẩy thai, sinh non, rỉ ối, nhiễm trùng… đều có khả năng xảy ra. Trung bình cứ khoảng 1.000 người được chọc ối thì có khoảng 1 - 2 người gặp các vấn đề nghiêm trọng này. Do đó, trước khi quyết định tiến hành, cần có sự suy xét và bàn bạc kỹ lưỡng.

3. Thời điểm nào thích hợp để thực hiện việc chọc ối?

Khi có nghi ngờ về khả năng rối loạn nhiễm sắc thể thông qua tuổi mẹ và các siêu âm, xét nghiệm sàng lọc ban đầu, các thai phụ sẽ được chỉ định chọc ối để kết luận chính xác hơn đến 99% khả năng mắc phải. Thông thường, việc này được thực hiện trong khoảng tuần 15 đến tuần 17.

4. Ngoài việc phát hiện hội chứng Down ra, việc chọc ối còn có thể phát hiện thêm điều gì khác?

Phân tích dịch ối có thể phát hiện bất thường nhiễm sắc thể, các bất thường về gen, các dị tật bẩm sinh và các bệnh lý nguy hiểm khác.

Chọc ối là phương pháp điển hình nhất để phát hiện hội chứng Down. Song song đó, nó cũng chỉ ra hiện tượng: dư thừa các nhiễm sắc thể 13,18, 21 và nhiễm sắc thể giới tính; các rối loạn gen như: hồng cầu hình liềm, xơ nang, bệnh Tay-Sachs (bệnh này có thể phá hủy tế bào thần kinh), nhược cơ, bệnh Thalassemia (bệnh thiếu máu); các dị tật thần kinh như nứt đốt sống, khuyết bán cầu não; dị tật tim bẩm sinh…

5. Lưu ý với thai phụ điều gì khi cần chọc ối?

Thai phụ lưu ý những điều sau khi cần thiết phải chọc ối:

Trong khoảng 2 tuần sau khi chọc ối, thai phụ nên kiêng làm việc nặng và cần dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi.

- Tình trạng sức khỏe tổng quát phải ổn định: không có tình trạng động thai, xuất huyết âm đạo, đau bụng hay mắc phải bất cứ nhiễm trùng nào.

- Cơ thể không bị dị ứng thuốc kháng sinh khi chọc ối.

- Thai phụ không phải là đối tượng mắc bệnh tim.

- Suốt 1 tiếng sau khi chọc ối, thai phụ cần nghỉ ngơi hoàn toàn.

- Sau khi về nhà, trong khoảng 2 tuần kiêng làm việc nặng và cần dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi.

6. Ngoài phương pháp chọc ối để tầm soát bệnh Down ra, có cách nào thay thế không?

Nếu đã được bác sĩ chỉ định chọc ối, bạn nên thực hiện vì nó có thể giúp chẩn đoán chính xác đến 99% nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể, biến đột gen, các dị tật bẩm sinh và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Tuy nhiên, vì tính chất xâm lấn nên mối lo ngại lớn nhất đối với nhiều thai phụ vẫn là nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non. Do đó, nếu không muốn thực hiện chọc ối trong khoảng tuần thứ 15 đến tuần thứ 19 của thai kỳ thì thai phụ có thể tầm soát bệnh Down thông qua siêu âm hình thái học lúc thai được 22 tuần. Với phương pháp này kết quả cũng cho chính xác đến 85- 90%.

Trên đây là các thắc mắc và giải đáp cho những vấn đề thường gặp nhất xoay quanh chuyện chọc ối. Mong rằng, nó sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn khi cần.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI