Dụ trẻ tự giác làm việc nhà với 10 tuyệt chiêu nhỏ

Việc nhà là những công việc không tên nhưng lại giúp trẻ biết yêu lao động, biết san sẻ trách nhiệm với ba mẹ, học cách tổ chức công việc... Với những ích lợi này, ba mẹ hãy mau chóng tìm cách để trẻ tự giác lăn xả với việc nhà mà không nề hà mệt nhọc hay dơ bẩn nhé!

banner ads

Trẻ có thể làm được việc nhà dù ở tuổi nào nếu việc đó phù hợp với sức của trẻ và có thêm chút hứng thú. Bạn hãy cùng tạo ra những điều thú vị thu hút trẻ tham gia việc nhà nhé!

1. Tạo suy nghĩ “việc nhà là việc chung”

18372-viec-nha-1.jpg

Muốn trẻ tự giác làm việc nhà, trước hết hãy thay đổi suy nghĩ “việc nhà là nhiệm vụ của mẹ”.

Muốn trẻ tự giác làm việc nhà, trước hết hãy thay đổi suy nghĩ “việc nhà là nhiệm vụ của mẹ”. Bạn có thể giúp bé hiểu rằng bé là một thành viên trong gia đình và bất cứ việc gì trong gia đình cũng đều là việc bé phải có trách nhiệm.

2. Cho bé tự đưa ra quyết định

18376-viec-nha-5.jpg

Hãy để trẻ được quyền lựa chọn những công việc mình thích.

Tốt nhất, bạn hãy lên một danh sách các việc cần giải quyết trong ngày bao gồm cả việc của bố mẹ. Sau đó, hãy để trẻ được quyền lựa chọn những công việc mình thích. Nếu bé một mực muốn làm công việc của bạn, hãy để trẻ được theo học việc nếu nó không quá nguy hiểm với trẻ con. Được làm việc bên cạnh bố mẹ cũng là một khoảnh khắc đáng nhớ của bé.

3. Thay đổi các công việc

Chớ khiến trẻ cảm thấy nhàm chán với công việc vì suy cho cùng đây cũng chỉ là cách bạn giúp trẻ tự lập hơn là buộc chúng phải hoàn thành tất cả mọi việc. Vì thế, hãy luân phiên công việc trong các tuần để giúp trẻ có thêm niềm vui thích trong công việc. Bản thân trẻ cũng sẽ học được nhiều kỹ năng khác nhau khi đóng nhiều vai trò khác nhau.

4. Khuấy động không khí làm việc

18373-viec-nha-2.jpg

Hãy cho bé được nghe những bản nhạc vui nhộn trong lúc làm việc nhà.

Thêm một chút âm thanh vui nhộn thì sao nhỉ? Hẳn bé sẽ thích thú lắm đấy! Do đó, hãy cho bé được nghe những bản nhạc vui nhộn trong lúc làm việc nhà nhé!

5. Sắm dụng cụ làm việc nhà

Một bồ đồ nghề sẽ giúp trẻ khoái chí với vai trò của mình trong việc dọn rác, hút bụi, lau chùi… Vì thế, bạn đừng ngần ngại sắm cho bé những dụng cụ bảo hộ như áo chống bụi, khẩu trang, kính bảo vệ, nón,… Những hình ảnh này hẳn sẽ khiến bạn thích lây đấy!

6. Khuyến khích trẻ dùng tư duy để hoàn thành tốt trong công việc

18377-viec-nha-3.jpg

Trẻ cần vận dụng đầu óc để suy nghĩ và sắp xếp công việc sao cho đỡ hại sức nhất mà lại đem lại hiệu quả cao.

Với công việc nào bạn cũng cần kích thích trẻ bằng những câu hỏi mở. Chẳng hạn “Con có biết cách nào để không phải lau bụi nhiều lần mà vẫn sạch không?”, “Con nghĩ với đống đồ này cần xếp sao cho tiết kiệm diện tích?”… Những câu hỏi này sẽ giúp trẻ buộc phải vận dụng đầu óc để suy nghĩ và sắp xếp công việc sao cho đỡ hại sức nhất mà lại đem lại hiệu quả cao. Dần dần bài học này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen luôn biết tư duy theo chiều có lợi nhất đối với bất kì công việc nào.

7. Đề ra những trò chơi thú vị

Bạn có thể giúp trẻ cảm thấy yêu công việc nhà nếu đó là một trò chơi. Chẳng hạn: bạn có thể giúp bé nhỏ đang tập nói xem đây là trò đoán công dụng đồ vật như chổi quét nhà, chén ăn cơm, rổ đựng đồ, tô chứa súp…

Nếu bé có anh chị, hãy tạo ra sự tranh đua xem ai hoàn thành trước hết, ai làm nhiều việc hơn…

Nếu bạn sợ mọi việc bé chưa thạo, có thể mua những phiên bản việc nhà bằng đồ chơi và cùng bé chơi các trò này. Dưới sự hướng dẫn của bạn, bé sẽ biết quy trình cần làm trong mỗi việc.

8. Đừng than phiền nếu việc không hoàn hảo

18375-viec-nha-4.jpg

Đừng bao giờ trách mắng khi trẻ chưa đủ kỹ năng để làm hoàn hảo mọi việc bạn giao cho.

Ngay từ đầu bạn đã xem việc để bé tự làm là một bài học giáo dục và nếu có giúp chỉ một phần nào đấy. Nếu đã vậy, bạn đừng bao giờ trách mắng khi trẻ chưa đủ kỹ năng để làm hoàn hảo mọi việc bạn giao cho nhé!

9. Không quên cảm ơn sau mỗi lần hoàn thành việc

Dù bé có hoàn thành tốt hay không, bạn cũng đừng quên gởi lại bé một lời cảm ơn nhé! Đó không chỉ là cách bạn động viên trẻ mà còn giúp nuôi dưỡng trong trẻ về lòng biết ơn khi ai đó giúp đỡ mình.

10. Thỉnh thoảng treo thưởng

Làm việc nhà cần trở thành một bổn phận đòi hỏi sự tự giác của trẻ. Do đó, bạn không nhất thiết phải khen ngợi khi trẻ làm việc này. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn hãy tạo nên những cuộc thi đua để bé có cơ hội lĩnh thưởng. Nếu nhà chỉ có mình bé, bố mẹ hãy trở thành người thi đua với bé. Nếu bé có anh chị em, hãy để bé được thi đua với anh chị của mình.

Tin chắc rằng khi “tung” những tuyệt chiêu này ra mẹ sẽ không còn chứng kiến cảnh vùng vằng của bé mỗi khi mẹ hô khẩu lệnh “Làm việc nhà thôi nào các con!”.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI