Dự phòng sinh non mẹ bầu nên biết

Sinh non hay còn gọi là sinh thiếu tháng, xuất hiện trong khoảng thời gian thai kỳ từ 22 – 37 tuần tuổi. Vậy, sinh non có những nguy hại gì? Làm thế nào để nhận biết đâu là dấu hiệu sinh non? Và các biện pháp dự phòng sinh non như thế nào?

banner ads

Dưới đây, là nội dung bài viết giới thiệu về những dấu hiệu nhận biết sinh non và biện pháp dự phòng sinh non, mời chị em cùng tham khảo.

Trẻ sinh thiếu tháng do đâu?

4262-tre-sinh-non-1.jpg

Một trong những nguyên nhân gây sinh non ở trẻ là mẹ có huyết áp cao trong thai kỳ

Theo thống kê có khoảng trên 50% phụ nữ sinh non chưa xác định nguyên nhân vì sao. Tuy nhiên, thông thường những ca sinh non là do các yếu tố sau:

Do thai nhi:gặp các bất thường như vỡ ối non, đa thai, đa ối, thai dị dạng, viêm màng ối do nhiễm trùng.

Do bệnh lý người mẹ:chứng cao huyết áp trong thai kỳ, viêm đại bể thận, viêm ruột thừa, tử cung dị dạng, hở eo tử cung, tiền căn sinh non, ăn uống kém dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu, lao động nặng nhọc quá sức… cũng là một trong những nguyên nhân dễ gây sinh non.

Do nhau thai:nhau tiền đạo, nhau bong non, thiểu năng nhau, thiểu năng nhau thai làm cho thai nhi không đủ dinh dưỡng dẫn đến sinh non.

Những biến chứng dễ gặp phải của trẻ sinh non

Sinh non vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Trẻ sinh non dễ mắc nhiều bệnh tật, sức đề kháng yếu hơn rất nhiều so với trẻ sinh đủ tuổi. Trẻ sinh thiếu tháng thường nhẹ cân. Do phổi chưa trưởng thành nên dễ bị suy hô hấp và tử vong.

4263-tre-sinh-non-2.jpg

Trẻ sinh non có sức đề kháng yếu

Bên cạnh đó, trẻ sinh non vì chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần nên dễ bị khuyết tật bẩm sinh: tim bẩm sinh, mù, câm, điếc…Ngoài ra, khi lớn lên trẻ sẽ có thể bị viêm phổi, hen suyễn và những di chứng thần kinh ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé, sẽ là gánh lớn cho gia đình và xã hội về sau.

Dấu hiệu nhận biết và dự phòng sinh non

Bước vào tuần từ 22 – 37 tuần tuổi, nếu mẹ bầu có những dấu hiệu như:

Bụng trì nặng, bụng tụt xuống dưới:Lúc này, mẹ bầu sẽ có cảm giác bụng đang di chuyển xuống dưới, gây áp lực lên vùng xương chậu, khiến cho việc đi lại khó khăn, khó kiểm soát việc đi tiểu, đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Xuất hiện nhiều dịch nhầy, dịch màu hồng đỏ ở vùng kín: Nếu chị em cảm thấy vùng kín xuất hiện nhiều dịch nhầy, có màu hồng đỏ là dấu hiệu nhận biết bạn sắp sinh.

Xuất hiện các cơn co thắt tử cung:các cơn co thắt ở tử cung kéo dài 20 phút, cứ lặp đi, lặp lại liên tiếp khiến bạn đau đớn.

Đau thắt lưng hoặc đau quặn bụng có kèm tiêu chảy. Ngoài ra, chuột rút, vỡ ối cũng dấu hiệu cho biết bạn sắp sinh.

Biện pháp dự phòng sinh non

Khi xuất hiện những dấu hiệu nêu trên, chị em cần đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và có các biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Trong trường hợp này, sản phụ sẽ được khuyên nằm nghỉ ngơi trên giường, tránh vận động để tử cung bớt gò. Và các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để giảm các cơn gò tử cung, hoặc dùng thuốc kích thích trưởng thành phổi thai.

Ngoài ra, để tránh sinh non, mẹ bầu cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để thai nhi phát triển bình thường.

5071-9b31972f1ae3d614cb89c16b07621ce2f038b8.jpg

Mẹ bầu cần xây dựng cho mình 1 chế độ ăn uống phù hợp

Tránh lao động nặng nhọc và luyện tập thể dục quá sức, chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng.

Nếu phụ nữ có tiền sử sinh non, tránh quan hệ trong thời gian mang thai, đặc biệt trong thời kỳ thai dễ sinh non. Không hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích có hại cho sức khỏe khác.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI