Ho do nghẹt mũi
Bé bị nghẹt mũi có thể là do virus làm viêm thanh quản và khí quản
Triệu chứng:Khi con bị nghẹt mũi và ngủ ngon trong vài tiếng nhưng đột nhiên thức giấc, ho liên tục, kèm theo dấu hiệu khó thở thì bạn phải làm gì?
Nguyên nhân:Bé bị nghẹt mũi có thể là do virus làm viêm thanh quản và khí quản. Bệnh này rất phổ biến trong khoảng giữa tháng 10 đến tháng 3 và thường ảnh hưởng đến trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 năm tuổi. Các cơn ho thường liên tục và nặng hơn khi bé ngủ và có thể kèm theo âm thanh the thé như tiếng huýt sáo (gọi là thở rít) trong hơi thở của bé. Một số trẻ nhỏ thường mắc bệnh này mỗi khi bị cảm lạnh.
Giải pháp:
- Khi con thức giấc vì ho nhiều, bạn cho bé đứng lên và ra ngoài để hít thở không khí, giúp làm giãn đường hô hấp. Cách khác, có thể bật vòi sen nóng và ngồi với con bạn trong khoảng 15 đến 20 phút. Nước ấm cũng có tác dùng làm giãn đường thở cho bé.
- Nếu bé khó thở hoặc tiếng thở rít tăng dần theo từng nhịp thở và kéo dài hơn 5 phút, nên đưa con đến ngay bệnh viện. Tốt nhất nên sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng và cho bé uống nhiều nước. Nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng một liều steroid bằng đường uống cũng có thể giúp ích cho các trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, nếu không chắc chắn, luôn luôn gọi hỏi ý kiến bác sĩ.
Ho do cảm lạnh
Triệu chứng:Ho do cảm lạnh thường đi kèm các dấu hiệu chảy nước mũi, đau họng, chảy nước mắt và chán ăn.
Nguyên nhân:Cảm lạnh thông thường có thể kéo dài 1-2 tuần và dễ lây bệnh nhất trong vài ngày đầu tiên. Theo Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ, một năm, trẻ nhỏ có thể mắc từ 6-10 cơn cảm lạnh và bị cảm nhiều nhất là trong mùa đông.
Giải pháp:Nếu cảm lạnh là do virus bé không phải dùng đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nên gọi cho bác sĩ nếu bé chảy nước mũi xanh liên tục và sốt vì có thể bé đã bị nhiễm trùng xoang do vi khuẩn. Nếu bé quá nhỏ và không thể tự hỉ mũi, hãy dùng chai xịt muối làm làm lỏng chất nhầy và giảm ho. Nên sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm và cho bé tắm trong bồn nước ấm để làm dịu cơn ho. Ngoài ra, nếu muốn cho bé dùng thuốc hoặc sirô giảm ho, nên hỏi ý kiến của bác sĩ để chọn loại và liều phù hợp với độ tuổi.
Ho khan vào ban đêm
Ho khan, nhất là vào ban đêm có thể là dấu hiệu cho biết trẻ đã bị hen suyễn
Triệu chứng: Bé ho dai dẳng suốt mùa đông và ho nhiều vào ban đêm hoặc sau khi chảy nhạy.
Nguyên nhân: Hen suyễn, một căn bệnh mãn tính làm đường dẫn khí trong phổi bị viêm và hẹp, đồng thời kích thích sản xuất dịch nhầy. Mặc dù thở khò khè là dấu hiệu chính của bệnh hen suyễn, nhưng ho khan, nhất là vào ban đêm có thể là dấu hiệu cho biết trẻ đã bị hen suyễn. Các cơn ho có thể được kích hoạt sau khi trẻ tập thể dục, dị ứng, cảm lạnh hoặc tiếp xúc với không khí lạnh.
Giải pháp: Vì hen suyễn là bệnh nguy hiểm nên khi thấy trẻ có triệu chứng tương tự, bố mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.
Ho do cúm
Triệu chứng:Bé không còn ham muốn được vui chơi vì cơn ho khàn kèm theo sốt cao, sổi mũi và đau nhức cơ bắp làm bé gần như tê liệt.
Nguyên nhân:Cúm, hay còn gọi là bệnh cúm do siêu vi tấn công vào hệ hô hấp. Bệnh cúm có thời gian ủ bệnh kéo dài, do đó, những người khác có thể bị lây truyền trước khi bệnh phát.
Giải pháp:Cho bé uống thật nhiều nước; dùng acetaminophen đối với trẻ trên 6 tháng hoặc ibuprofen với trẻ còn bú mẹ hoặc dưới 6 tháng để giảm sốt và giảm đau. Cách tốt nhất là phòng ngừa cho trẻ bằng cách tiêm ngừa cúm vào mỗi năm.
Ho do viêm phế quản
Triệu chứng:Bé đã bị cảm lạnh trong vài ngày và bắt đầu ho khàn; tiếng thở nghe như tiếng sáo, nhanh hơn bình thường và những điều đó làm bé rất dễ cáu kỉnh.
Nguyên nhân: Viêm phế quản, nhiễm trùng tiểu phế quản làm chất nhầy lấp đầy đường thở khiến bé thở khó. Nguyên nhân thường gặp nhất là virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra. Viêm tiểu phế quản thường tấn công các bé trong mùa đông.
Giải pháp:Liên hệ bác sĩ Nhi khoa ngay nếu bé có vẻ khó thở hoặc bỏ ăn. Trong thời gian điều trị bệnh, nên cho con nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Theo quy định mới, trẻ nhỏ không cần dùng thuốc (thuốc giãn phế quản, kháng sinh hoặc steroid) nhưng trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể phải nhập viện để được truyền oxy, dung dịch hoặc uống thuốc.
Ho do viêm phổi
Bác sĩ Nhi khoa có thể chẩn đoán viêm phổi qua dấu hiệu lâm sàng nhưng cũng có thể phải chụp X-quang để xác định
Triệu chứng:Bé bị cảm lạnh hơn một tuần và tình trạng ngày càng tệ hơn. Hơi thở của bé cũng nhanh hơn so với bình thường.
Nguyên nhân: Viêm phổi có thể do virus hay vi khuẩn xâm nhập khiến phổi đầy chất dịch nhầy.
Giải pháp:Bác sĩ Nhi khoa có thể chẩn đoán viêm phổi qua dấu hiệu lâm sàng nhưng cũng có thể phải chụp X-quang hoặc làm các bài kiểm tra nồng độ oxy để xác định. Nếu từ kết quả kiểm tra, bác sĩ xác định rằng viêm phổi là do vi khuẩn, bé sẽ được kê thuốc kháng sinh. Nếu viêm phổi do virus, bé có thể sẽ tự khỏi bệnh. Viêm phổi thường có thể được điều trị tại nhà, nhưng nếu nghiêm trọng, con bạn có thể cần ở lại bệnh viện trong vài ngày.
Các phương pháp giảm ho đơn giản:
- Uống nhiều nước
- Dùng ống hút mũi
- Cho ăn súp lỏng
- Dùng máy phun sương tạo độ ẩm
Lưu ý: Tất cả nội dung trên là thông tin tham khảo, không nên dùng để chẩn đoán hoặc điều trị cho bất kỳ trường hợp cá nhân nào. Tốt nhất, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho dùng thuốc hoặc điều trị tại nhà.
Yeutre.vn
Nguồn: Ps