Dạy trẻ ứng phó nhanh với 6 tình huống khẩn cấp trong gia đình

Bạn có bao giờ thử hình dung trong trường hợp nếu xảy ra các tình huống khẩn cấp như gia đình có người ngất xỉu, bị cướp, xảy ra hỏa hoạn… trẻ sẽ làm gì để bảo vệ mình và hỗ trợ người thân? Bạn cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi bé yêu rơi vào các tình huống trên?

banner ads

Vậy thì tốt nhất ngay từ bây giờ bạn nên trang bị cho con những “kỹ năng” cần thiết dưới đây.

1. Lấy đúng thuốc khi cần

16881-tu-thuoc-gia-dinh.jpg

Mẹ cần dạy trẻ cách sử dụng tủ thuốc gia đình

Nếu trong gia đình có người thân mắc các bệnh mãn tính về tim mạch, huyết áp, tiểu đường… ba mẹ nên hướng dẫn bé nhận biết những loại thuốc cần lấy trong trường hợp khẩn cấp để cứu nguy.

Ngoài ra, ba mẹ cần giải thích cho trẻ tác dụng của từng loại thuốc đối với người bệnh và sự nguy hiểm nếu trẻ đùa nghịch, uống thuốc này.

2. Không đụng, di chuyển nạn nhân

Hãy dạy trẻ trong trường hợp người thân trong gia đình bị vết thương chảy máu nhiều, sâu, bé không nên đụng tay vào bởi nguy cơ lây nhiễm cao. Nếu có người bất tỉnh, gãy tay chân, bé không nên tìm cách để kéo, di chuyển người đó.

3. Cách sơ cấp cứu ban đầu

Trang bị cho con kiến thức về cách sơ cứu, cầm máu, hô hấp nhân tạo không là thừa và quá sớm với bé lên 5, 6 tuổi. Để dạy cho bé, bạn nên tham gia khóa học sơ cứu hoặc tìm hiểu thông tin của các trang web uy tín.

Ba mẹ nên hướng dẫn bé cách làm thế nào để cầm máu, hô hấp nhân tạo, chăm sóc vết bỏng… cho bé và người khác. Dĩ nhiên, ba mẹ nên có một tủ thuốc y tế trong gia đình để khi xảy ra trường hợp khẩn cấp, bé sẽ sử dụng.

16880-image-thumb1393076387.jpg

Dạy trẻ thuộc các số điện thoại khẩn cấp để gọi khi cần thiết

4. Gọi điện thoại khẩn cấp

Ba mẹ nên in một số số điện thoại khẩn cấp của Việt Nam như 113, 114, 115 dán lên nơi trẻ dễ nhìn thấy và hướng dẫn bé ý nghĩa của những số điện thoại này. Bạn cần hướng dẫn chi tiết cho bé cách gọi các số trên bằng điện thoại di động, điện thoại bàn nếu bé ở tỉnh, thành phố (chỉ bấm 113, 114, 115) hay ở ngoài tỉnh, thành phố (thêm số mã vùng).

Bạn nên dạy con nên nói những gì khi gọi đến những số này như địa chỉ nhà, chuyện gì đang xảy ra.

5. Hô hoán cho những người xung quanh

Chẳng hạn trong trường hợp ở gia đình có người ngất xỉu, té ngã, đột quỵ… bé cần hô hoán to để những người xung quanh hỗ trợ. Tương tự khi bé đi ra đường cùng người thân, nếu người thân xảy ra chuyện xấu như bị tông xe, cướp giật, trẻ cũng nên la lớn để nhờ sự trợ giúp của mọi người.

6. Kiên quyết không cho người lạ vào nhà

16879-day-con-ve-nguoi-la-2.jpg

Cương quyết nói không khi người lại đến nhà

Tình trạng người lạ thâm nhập vào nhà, lừa gạt, cướp bóc không còn xa lạ vì vậy ngay đối với trẻ 4-6 tuổi, bạn nên hướng dẫn bé xử lý trong trường hợp co người lạ muốn vào nhà.

Nếu lỡ trường hợp ba mẹ đi công việc một xíu để bé ở nhà một mình, nếu có người lạ muốn vào nhà bạn nên dặn bé tuyệt đối không mở cửa, bất kể họ xưng là bạn của ba mẹ hay hàng xóm, thợ điện… Bé sẽ nói với người lạ quay lại sau hoặc có nhắn nhủ gì thì bé sẽ chuyển lời.

Trong trường hợp nếu thấy người lạ muốn tìm mọi cách vào nhà, rình rập, khi đó bé gọi điện cho công an, cảnh sát, ba mẹ hoặc hàng xóm.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI