Thịt gà là thực phẩm bổ dưỡng, thường được dùng để bồi bổ cho những ai vừa mới ốm dậy hoặc đang cần tăng cân khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu không biết cách sơ chế và chế biến, món thịt bổ dưỡng này sẽ đem lại những hậu quả đáng tiếc đấy!
1. Rửa thịt gà sai cách
Thói quen không tốt của rất nhiều người nội trợ là dùng chung dụng cụ chế biến mà không phân tách rõ ràng. Một chiếc rổ đựng thịt gà sống có thể để chung với cả một vài món rau, quả nào đó mà chúng có thể dùng để ăn sống. Điều này rất nguy hiểm vì nguồn vi khuẩn trong thịt sống sinh sôi mạnh mẽ, chúng có thể làm lây lan rộng vi khuẩn campylobacter gây tiêu chảy, đau bụng, thậm chí có thể gây tử vong nếu các triệu chứng này trầm trọng thêm ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn tuổi.
Theo các chuyên gia, tốt nhất không nên rửa thịt gà sống nếu đảm bảo dụng cụ và môi trường giết mổ sạch sẽ. Tuy nhiên, với thịt gà mua ở chợ, để an tâm, bạn có thể rửa lại cẩn thận. Nhưng nhớ tránh làm văng nước rửa sang các vật dụng hoặc các nguyên liệu khác. Sau khi rửa, phải dùng khăn giấy thấm khô nhanh và chùi rửa sạch sẽ bồn rửa sau mỗi lần sử dụng trước khi tiếp tục sơ chế các loại thực phẩm khác.
2. Rã đông ở nhiệt độ phòng
Thông thường, nếu muốn ăn thịt gà vào buổi tối, bạn sẽ để ra ngoài qua đêm cho thịt rã dần hoặc nếu ăn tối, sáng ra bạn sẽ để sẵn đó và tối về nhà nấu. Nhưng bạn có biết, chính thói quen tưởng chừng tiện lợi và hợp lý này lại là nguy cơ tiềm ẩn cho rất nhiều vấn đề sức khỏe tai hại về sau?
Thực ra, nhiệt độ phòng từ 5-60 độ C chính là điều kiện lý tưởng nhất cho vi khuẩn sinh sôi. Sau 20 phút rã đông, dù thịt chưa thật rã hoàn toàn, vi khuẩn đã có thể bắt đầu nhân đôi và cứ thế sinh sôi lên cấp số cộng trong nhiều tiếng đồng hồ. Vi khuẩn trong điều kiện này thường là salmonella, loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc, tiêu chảy... và sinh ra nhiều căn bệnh tiềm ẩn khác, ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.
Do đó, thay vì để rã đông trong điều kiện phòng như thói quen, hãy tập cho thịt gà cần rã đông vào ngăn mát tủ lạnh từ sớm hoặc cho cả túi thịt gà đóng kín vào thau nước pha muối để đảm bảo an toàn nhé!
3. Chế biến thịt gà ngay khi vừa lấy ra khỏi tủ lạnh
Sau khi rã đông đúng cách bằng cách để lạnh, một số người sợ vi khuẩn tiếp tục sinh sôi lại đem thịt đi chế biến ngay. Đây chính là sai lầm tiếp theo mà bạn cần phải lưu ý. Nếu chế biến theo cách này, thịt gà sẽ rất dễ bị khô hoặc chín giòn bên ngoài mà bên trong vẫn còn sống. Nguồn máu từ xương gà sau khi rã đông chính là nguồn lây bệnh rất nguy hiểm. Do đó, tốt nhất, nên để thịt gà trong bịch kín và ngâm thêm nước muối trong khoảng 15 phút trước khi chế biến nhé!
4. Lọc bỏ da và xương trước khi nấu
Dù không thích ăn da gà hay xương gà thì khi nấu, bạn tuyệt nhiên không nên bỏ cả hai phần này đi. Da gà không chỉ có thể tận dụng để làm đẹp màu, giúp món ăn hấp dẫn hơn mà còn có thể bảo vệ thịt khỏi lượng nhiệt thừa và giữ lại độ ẩm cần thiết để miếng thịt luôn đủ mềm, không bị quá khô hay sạm. Riêng về phần xương, nó cũng sẽ giúp hấp thụ một lượng nhiệt nhất định, để dù chế biến trong thời gian dài với món hầm thì thịt vẫn sẽ luôn mềm ngọt.
Yeutre.vn
Theo mashed