Trẻ sơ sinh thường được thoa phấn rôm sau mỗi lần thay tã hoặc tắm. Theo nhiều mẹ, việc thoa phấn rôm như thế này sẽ giúp da bé luôn khô thoáng và tránh khỏi tình trạng hăm tã. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng điều này không cần thiết.
Phấn rôm thực chất là gì?
Phấn rôm chính là bột talc được nghiền mịn. Tùy mỗi nhà sản xuất mà phấn rôm có thêm nhiều thành phần trong công thức. Ngoài bột talc là thành phần chính ra, phấn rôm thường được thêm vào: muối, muối kẽm, canxi, chất béo cùng một số hương liệu tạo mùi. Vì bột talc có đặc tính hút ẩm cao nên phấn rôm thường được thoa lên cách vùng dễ ẩm như hai bên bẹn, nách và các vùng có nếp gấp trên cơ thể trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, ngoài lợi ích này ra, phấn rôm cũng đem lại rất nhiều vấn đề. Chính vì vậy mới có chuyện nhiều người đặt ra câu hỏi có nên dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh hay không. Để biết câu trả lời, hãy cùng tìm hiểu xem phấn rôm có thể gây ra những vấn đề sức khỏe gì nhé!
Các ảnh hưởng đáng ngại của phấn rôm
Dù hút ẩm tốt và giúp da trẻ khô thoáng nhưng các vấn đề khác đối với việc sử dụng phấn rôm cho trẻ sơ sinh cũng rất đáng quan ngại:
Ảnh hưởng đến việc hô hấp:
Nếu hít phải phấn rôm, trẻ sơ sinh sẽ dễ sặc, ho, nhạy mũi, sổ mũi. Những bé dị ứng nặng do hen suyễn còn có thể khó thở, tím tái hoặc bị nôn ói và ảnh hưởng xấu đến phổi. Biểu hiện lâm sàng do ảnh hưởng của phấn rôm đến hệ hô hấp theo thời gian sẽ nặng dần, diễn biến thành: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi và tắc nghẽn tiểu phế quản.
Thậm chí, nếu hít phấn rôm trong thời gian dài còn có thể dẫn đến “bệnh bụi phổi”. Các thành phần có trong bột phấn rôm như talc, amian và silica sẽ làm xơ hóa mô kẽ, đồng thời tạo thành các u hạt nếu tích tụ lại trong phổi. Nguy hiểm nhất là đối với những trường hợp này, biện pháp loại thải độc chất thường không phát huy tác dụng nên chắc chắn sẽ để lại di chứng phổi nặng nề về sau.
Trong khi đó, trẻ em lại là đối tượng rất nhạy với những căn bệnh về đường hô hấp. Do đó, nếu có ai hỏi có nên dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh hay không thì chắc chắn câu trả lời của các bác sĩ Nhi khoa luôn là “Không”.
Gây ung thư phổi:
Hơn 30 năm qua, các nghiên cứu trên động vật đã chứng minh bột phấn rôm tích tụ lâu dài trong phổi có thể gây ra các khối u ác tính với mức độ trầm trọng không khác gì amiăng. Đối với phụ nữ, phấn rôm còn là tác nhân gây ra bệnh ung thư buồng trứng và các bệnh khác về đường sinh dục. Như vậy, không chỉ phải đặt ra câu hỏi trẻ em có nên dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh không mà với phụ nữ cũng nên đặt câu hỏi tương tự để luôn biết thận trọng mỗi khi sử dụng. Đặc biệt là đối với các bé gái vì nó làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng lên gấp 4 lần bình thường. Các nghiên cứu cũng có chỉ ra những con số cụ thể đối với việc dùng phấn rôm trên trẻ nữ và cho thấy cứ trong 70 em dùng phấn rôm sẽ có 1 bé bị u ác tính ở buồng trứng khi đến tuổi trưởng thành. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do các bộ phận sinh dục nữ và hố chậu vốn thông với bên ngoài. Do đó những bụi phấn rôm thâm nhập dễ dàng, gây ra hiện tượng tích tụ theo thời gian và tạo điều kiện cho các tế bào ung thư nổi dậy.
Những lưu ý khi dùng phấn rôm cho trẻ nhỏ
Sau tất cả những cảnh báo trên, chắc chắn bạn đã biết có nên dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh không. Nhưng nếu phải dùng đến, bạn cần phải tuân thủ các điều sau:
- Chọn sản phẩm phấn rôm từ các thương hiệu uy tín và phải thử phản ứng của trẻ trước khi sử dụng lâu dài. Thời gian theo dõi phản ứng trên da thông thường kéo dài trong 24 giờ.
- Tránh đập hoặc thoa phấn rôm trực tiếp lên mắt, phổi và bẹn của bé vì nó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
- Nên đổ một ít ra tay và thoa đều phấn rôm trước khi thoa lên mình trẻ.
Cuối cùng, nên nhớ bệnh do phấn rôm gây ra trên phổi chỉ có thể chữa trị triệu chứng và không có thuốc giải độc đặc hiệu do đó không nên dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh.
Yeutre.vn (Tổng hợp)