Từ trước đến nay, khổ qua hay còn gọi là mướp đắng là món ăn rất quen thuộc trong nhiều gia đình ở mọi miền. Với người bình thường không mang thai, khổ qua có thể là món ăn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Liệu khi có bầu ăn khổ qua được không và nếu ăn, chừng mực nào là đủ an toàn?
Những lợi ích từ khổ qua
Theo Đông y, khổ qua có tính mát, có tác dụng kiện tỳ khai vị, giúp lợi tiểu, tiêu viêm và lưu thông máu huyết. Ngoài ra, nhờ chất chống oxy hóa và hàm lượng vitamin C khá cao, khổ qua còn có thể giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và và ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, nước ép mướp đắng tươi còn giúp làm giảm đường huyết nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp dùng mướp đắng.
Khổ qua với nhiều công dụng là vậy, nhưng liệu có bầu ăn khổ qua có được không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bà bầu đặt ra trước khi lựa chọn thực phẩm cho mình trong thai kỳ. Để biết câu trả lời, cùng tìm hiểu xem nhé!
Có bầu ăn khổ qua có được không?
Thực ra, ngay cả khi dùng cao khổ qua thì độc tính vẫn không cao. Nếu dùng điều độ mỗi tuần 2 lần, cũng không thể phương hại ngoài trừ một vài xáo trộn về đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, đối với những người thường xuyên bị hạ huyết áp, cần phải cẩn thận khi dùng khổ qua ở dạng trà đậm vì nó có thể dẫn đến hôn mê. Ngoài ra, với trẻ em, cần phải tránh lớp màng đỏ bao quanh hạt khổ qua và nước ép khổ qua nguyên chất vì nó có thể gây ngộ độc và dẫn đến nguy hại về tính mạng.
Dựa trên thành phần hóa học, khổ qua có chứa một loại protein rất có hại cho các cơ quan sinh sản trong cơ thể, nhất là trong giai đoạn bầu bí. Cụ thể, nó có thể làm tăng hoạt động co thắt tử cung và gây xuất huyết, làm sẩy thai hoặc sinh non. Chính vì vậy, khi được hỏi có bầu ăn khổ qua có được không các bác sĩ Sản khoa đều trả lời không.
Tóm lại, độc tính khổ qua tuy thấp ở người lớn nhưng lại có thể gây hại cho trẻ em và bà bầu. Dù hiện tại, ở nước ta chưa có ca thai sản nào ngộ độc vì khổ qua nhưng các nghiên cứu đã khẳng định khổ qua có thể gây đột biến gen và thúc đẩy tử cung co bóp để đẩy bào thai ra ngoài. Sau thông tin này, chắc hẳn bạn đã biết có bầu ăn khổ qua có được không rồi! Vậy nên, hãy thận trọng hơn khi dùng khổ qua với các dạng sản phẩm khác nhau từ tươi cho đến phơi khô và nước ép nhé!
Yeutre.vn (Tổng hợp)