Nên dạy trẻ biết về giá trị của đồng tiền khi còn bé sẽ giúp trẻ sống tốt hơn khi trưởng thàn h
4 lý do ba mẹ cho trẻ tiêu tiền sớm:
- Điều kiện kinh tế phát triển.
- Để con không cảm thấy thua kém bạn bè.
- Chiều chuộng con.
- Tập cho con thói quen chi tiêu.
Khi nào nên cho trẻ biết đến tiền?
Nhiều cha mẹ cho rằng, việc tiêu tiền quá sớm ở trẻ sẽ khiến trẻ hư hỏng, tuy nhiên, thực tế không hẳn là như vậy. Khi trẻ còn nhỏ, khả năng tiếp nhận những lời chỉ bảo của cha mẹ rất nhanh, vì vậy, giai đoạn này chính là giai đoạn thích hợp để cha mẹ dạy trẻ về đồng tiền. Bạn hãy coi như đây là một điều bình thường cũng giống như dạy trẻ biết ăn, biết tự tắm vậy, vì tiền cũng là một phần quan trọng của cuộc sống.
Hãy cho trẻ biết, cha mẹ đã kiếm tiền cực khổ thế nào và trẻ cần phải biết cách chi tiêu, kiểm soát và hiểu được giá trị của đồng tiền để hình thành thói quen tiết kiệm ngay từ nhỏ.
Nên dạy trẻ về tiền như thế nào?
Ba mẹ nên dạy trẻ có thái độ đúng đắn về đồng tiền theo tiêu chí sống của mình. Chẳng hạn, ba mẹ có thể bắt đầu dạy con về những khoản chi tiêu cần thiết trong gia đình khi thấy con có hứng thú. Hãy mạnh dạn kể với trẻ về việc ba mẹ đã sử dụng tiền bạc ra sao? Đầu tư, tiết kiệm hay sử dụng cho những nhu cầu thiết yếu trong gia đình như thế nào?
Cha mẹ nên dạy con biết tiết kiệm tiền khi còn nhỏ
Đặc biệt, cha mẹ cần lưu ý, thay vì dạy con tiêu tiền bằng cách sẵn sàng cho con tiền để tiêu vặt hay mua bất cứ đồ gì con muốn, ba mẹ hãy nhớ đừng bao giờ cho tiền ngay khi con xin. Hãy hỏi con về món đồ con sắp mua, có thực sự cần thiết không, nếu không cần thiết cha mẹ nên giải thích cho con vì sao không nên mua. Cha mẹ đừng tỏ thái độ khó chịu với con về việc con xin tiền, như vậy, còn vừa không hiểu được vì sao mà lại cho rằng ba mẹ không yêu thương trẻ.
Ngoài ra, nếu trẻ muốn xin tiền mua đồ chơi hoặc bất cứ đồ dùng nào cha mẹ cũng nên ra điều kiện với trẻ như yêu cầu trẻ phải dậy sớm tập thể dục trong 1 tuần chẳng hạn, để trẻ hiểu rằng để làm ra đồng tiền và mua những thứ mình thích thì vô cùng vất vả.
Hãy trở thành tấm gương tốt của con
Nếu bạn chỉ dạy con trên lý thuyết mà không có thực hành, bản thân lại không làm gương thì tất cả những lời dạy dỗ đó chỉ như “nước đổ lá khoai” mà thôi. Muốn con biết quý trọng sức lao động và giá trị đồng tiền khi làm ra, cha mẹ cần phải cho con thấy bản thân mình cũng rất tiết kiệm, chi tiêu cân đối chuyện tiền nong, không tiêu xài hoang phí và chỉ sử dụng vào mục đích cần thiết. Nhìn vào cách chi tiêu của cha mẹ, trẻ cũng sẽ hiểu được phải tiêu tiền như thế nào.
Ngoài ra, cha mẹ không nên coi trẻ là thành viên nhí, không quan trọng, hãy coi trẻ là một thành viên rất quan trọng trong gia đình và cùng nhau bàn bạc chuyện tiết kiệm tiền để trẻ hiểu được vai trò của mình trong việc xây dựng kinh tế gia đình. Nhờ đó, trẻ sẽ hạn chế mè nheo đòi tiền cha mẹ, không đòi mua sắm những đồ chơi đắt tiền.
Điều này rất có ý nghĩa khi trẻ trưởng thành, trẻ sẽ trở thành người tiết kiệm, biết sử dụng đồng tiền hợp lý và càng tỏ lòng biết ơn đến công sinh thành, nuôi dưỡng vất vả của cha mẹ hơn.
Yeutre.vn
Sai lầm thường gặp khi ba mẹ dạy trẻ về tiền bạc- Chỉ nói về chuyện tiền bạc khi con đã lớn.
- Thường xuyên lấy tiền để “dụ” còn làm mọi việc.
- Có thói quen dùng tiền để thưởng, khuyến khích con trong học tập.