1. Nguyên nhân trẻ hay sốt về chiều và về đêm
Có rất nhiều nguyên nhân nguy hiểm khiến trẻ sốt về đêm
Sốt thông thường
- Thời tiết thay đổi nóng, lạnh bất thường, cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi và bị vi khuẩn, virus tấn công khiến bé nóng sốt.
- Trời nóng, trẻ nghịch và đổ nhiều mồ hôi nhưng không kịp lau khô dẫn tới cảm lạnh, sốt.
- Nếu trong 6 tháng đầu trẻ bị sốt, nguyên nhân do kháng thể cơ thể mẹ truyền cho, đặc biệt trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Trên 6 tháng, trẻ bị sốt có thể do sức đề kháng giảm sút...
- Trẻ sốt có thể do chủng ngừa như ho gà, uốn ván hoặc sốt do khối u ác tính, hầu hết các bệnh này đều khiến cơ thể trẻ nóng sốt về đêm hơn ban ngày.
Sốt do các bệnh nguy hiểm
- Nếu bé bị sốt cao về đêm, sốt kéo dài mẹ cần nghĩ ngay đến việc trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc các bệnh liên quan tới tai mũi họng. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm ở trẻ em mẹ tuyệt đối không được chủ quan.
- Sốt xuất huyết: Mẹ cần theo dõi trẻ có nổi các ban đỏ ở phần mắt kéo dài xuống mũi không, nếu có nghĩa là con đã bị sốt xuất huyết. Hiện tượng này cũng thường sốt nhiều về chiếu tối và ban đêm, kéo dài trên 3 ngày.
2. Cách hạ sốt nhanh cho trẻ
Khi trẻ sốt vào ban đêm, mẹ cần phải biết cách hạ sốt nhanh, đúng cách cho trẻ. Bởi hạ sốt sai có thể khiến tình trạng sốt của con kéo dài và nguy hiểm hơn. Theo đó mẹ có thể thực hiện theo các bước sau:
- Cởi quần áo trẻ ra, cho con nằm ở nơi kín gió nhưng thoáng. Lấy nước ấm (nhiệt độ như khi bé tắm) lau ở vùng nách, bẹn và trán cho con. Lau khoảng 5 phút, mặc quần áo cotton thoáng mát cho con.
- Sử dụng rau dấp cá hoặc nhọ nồi, giã nát và dùng khăn quấn vào trán hoặc lòng bàn chân để làm mát cho bé.
- Nếu trẻ sốt không chịu uống thuốc, mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt nhét vào hậu môn để bé mau hạ sốt.
3. Khi nào đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Đưa trẻ đi khám khi trẻ sốt cao kéo dài
Những cách hạ sốt nhanh tại nhà chỉ nên sử dụng khi bé sốt dưới 3 ngày. Trên 3 ngày, nếu bé không hạ sốt về đêm, sốt trên 38 - 39 độ, ngủ lơ mơ, dùng thuốc hạ sốt không hạ, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức vì có thể con đã sốt siêu vi, tay chân miệng, sốt xuất huyết, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm phế quản....
Theo đó, khi cho trẻ đi khám bác sĩ, mẹ cần cung cấp các thông tin quan trọng cho bác sĩ như:
- Bé sốt nhiều về chiều và tối từ khi nào?
- Bé có dấu hiệu ho, khó thở, chảy nước mũi, mất ngủ hay đau ở đâu không?
- Các loại thuốc bạn đã cho bé uống trước đó
- Xung quanh nơi bé ở có dịch sốt nào không?
4. Những lưu ý khác
Trẻ sốt về chiều và đêm nhiều, sức đề kháng giảm, ăn uống ít nên càng yếu, vì vậy mẹ cần chú ý:
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu với trẻ dưới 1 tuổi. Bên cạnh đó mẹ cũng cần ăn uống nghỉ ngơi điều độ, đầy đủ để cung cấp đủ lượng sữa cần thiết cho con.
- Đối với trẻ ăn dặm, cho trẻ ăn ít, nhiều bữa, thức ăn lỏng, dễ tiêu. Cho trẻ ăn quả chín, rau xanh sẫm để tăng sức đề kháng.
- Không ủ ấm bé, không chườm lạnh.
- Không dùng rượu hay chanh chà sát vì có thể khiến bé bị ngộ độc hoặc tổn thương da.
- Bù thêm nước cho trẻ.
- Cẩn thận khi tắm cho trẻ. Nếu sốt quá cao không nên tắm vì có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh vào trong.
- Luôn theo dõi các triệu chứng khi sốt để dễ dàng tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: