Chỉ ra 4 nguyên nhân phổ biến khiến mẹ "lầm tưởng" con bị còi xương

Đổ mồ hôi trộm, mọc răng chậm, vặn mình... là những nguyên nhân khá phổ biến được nhiều mẹ truyền tai và khẳng định con bị còi xương. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, đây là hiểu lầm nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới việc chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ.

banner ads

1. Đổ mồ hôi trộm

mo
Bé đổ mồ hôi khi nhiệt độ phòng quá cao

Theo các bác sĩ, hiện tượng đổ mồ hôi trộm của trẻ không hề liên quan gì đến việc trẻ thiếu canxi và còi xương. Đặc biệt ở các vùng thời tiết nóng như Sài Gòn, hiện tượng này rất phổ biến ở trẻ sơ sinh khiến không ít mẹ lo lắng.

Thực ra, trẻ nhỏ thường có khuynh hướng đổ mồ hôi nhiều hơn so với người lớn. Do thân nhiệt của trẻ có khuynh hướng cao hơn người lớn, hoạt động nhiều hơn và thần kinh cảm giao cũng mạnh hơn người lớn (đó là lí do nhịp tim, nhịp thở của trẻ nhanh hơn người lớn). Vì vậy, môi trường nhiệt độ lý tưởng cho trẻ là từ 20 độ - 24 độ C. Tuy nhiên, hầu hết bố mẹ đều sợ con lạnh và để nhiệt độ ngủ hoặc khi bú là 27 - 28 độ C. Nhiệt độ này buộc trẻ phải đổ mồ hôi nhiều để cân bằng nhiệt, đặc biệt khi bú mồ hôi càng ra nhiều vì trẻ sử dụng nhiều năng lượng.

2. Hiện tượng rụng tóc vành khăn

Rất nhiều mẹ truyền miệng, rụng tóc vành khăn ở trẻ nghĩa là trẻ bị thiếu canxi. Tuy nhiên, thực sự ở trẻ sơ sinh có chu kỳ rụng tóc vào tháng thứ 2 và thứ 3 sau sinh. Đặc biệt, vị trí nào cọ sát nhiều thì sẽ rụng nhiều như sau gáy chẳng hạn (do nằm nhiều) hoặc hai bên mang tai (do bú nghiêng hoặc nằm nghiêng). 

banner ads

Các bác sĩ cũng giải thích, khi trẻ bị còi xương thực sự không có dấu hiệu rụng tóc hay còn gọi là "chiếu liếm", "vành khăn" như dân gian thường gọi.

3. Trẻ sơ sinh vặn mình và giật mình

38666 tre van minh
Trẻ sơ sinh vặn mình do chưa quen với môi trường ngoài bụng mẹ

Khi thấy em bé có biểu hiện vặn mình nhiều hay giật mình nhiều, rất nhiều mẹ quy kết con bị thiếu canxi. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Khi trẻ mới sinh ra, não chưa phát triển hoàn chỉnh nên chưa kiểm soát được hành động của tay, chân và hay khua khoắng, vặn vẹo, mặt đỏ gay. Hiện tượng này cũng chỉ xảy ra khoảng 1 - 2 tháng đầu, sang tháng thứ 4 bé hoàn toàn kiểm soát được hành động của mình và không còn hiện tượng này nữa.

Ngoài ra, khi trẻ mới ra chào đời, môi trường mới khiến trẻ chưa cảm thấy an toàn và chặt chẽ như trong bụng mẹ nên thường giật mình, khóc.

4. Trẻ chậm mọc răng

Rất nhiều ngộ nhận về chuyện mọc răng ở trẻ, đặc biệt khi răng mọc không giống những đứa trẻ khác và mọc chậm hơn vài tháng. Thực ra, 99% các bé sẽ mọc răng cửa dưới và thời gian mọc từ 4 - 12 tháng tuổi, thậm chí kéo dài tới 16 tháng tuổi. Mỗi bé sẽ có một quy trình mọc răng khác nhau, vì vậy khi con chưa mọc răng mẹ đừng vội quy kết con thiếu canxi.

Để biết  trẻ thiếu canxi hay không cần phải làm nhiều xét nghiệm lâm sàng chứ không chỉ dựa vào những dấu hiệu bên ngoài và truyền miệng không có cơ sở được. 

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI