Chỉ ra 4 nguy cơ mẹ bầu có thể gặp khi sinh con quá gần nhau

Nếu mẹ sinh con quá gần nhau sẽ càng dễ gặp các nguy cơ về sức khỏe.

banner ads

Các nghiên cứu cho thấy, nhiều biến chứng trong thai kỳ dễ tăng lên khi khoảng cách mang thai của mẹ giữa 2 lần sinh càng ngắn. Cụ thể:

Thai nhi nhẹ cân

Nếu mẹ bầu mang thai lần lần tiếp theo sau khi sinh bé 18 tháng thì nguy cơ thai nhi không đạt chuẩn cân nặng tính theo tuổi thai tăng cao. Thậm chí mẹ còn có nguy cơ sinh non nữa.

42
Mẹ sinh con liền kề không tốt cho bé

Nếu thời gian thụ thai liên tiếp của mẹ ngắn hơn nữa, các nguy cơ này càng cao hơn. Nếu mẹ có thai sau 6 tháng khi sinh con, nguy cơ đẻ non sẽ lên đến 40% và khả năng trẻ bị nhẹ cân sẽ là 60%.

Vì vậy, hãy có thai em bé tiếp theo của bạn ít nhất là 20 tháng sau khi sinh em bé hiện tại nhé.

banner ads

Mẹ bầu dễ thiếu máu

Việc mang thai gần nhau cũng dẫn đến nguy cơ thiếu máu cho mẹ. Thiếu máu trong thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ trong thai kỳ.

Sau kỳ sinh nở, mẹ cần có một khoảng thời gian nhất định để có thể hồi phục lại cơ thể, tích trữ lại các chất dinh dưỡng cần thiết để sẵn sàng cho thai kỳ tiếp theo. Đặc biệt là thời kỳ này cần thiết để bù đắp lại lượng máu và sắt đã mất đi khi sinh nở và nuôi con  bằng sữa mẹ. Chính vì vậy, việc mang thai liền kề khiến mẹ bầu không có đủ thời gian để phục hồi lại cơ thể.

Các nguy cơ sinh nở

44
Mẹ dễ gặp các nguy cơ sinh nở khi mang thai quá gần nhau

Ngoài ra khi mang thai quá gần nhau mẹ bầu có thể đối diện với các nguy cơ sinh nở như đẻ non, chảy máu ở thời kỳ hậu sản.Hơn nữa có thể tiềm ẩn các nguy cơ về suy giảm khả năng miễn dịch cũng như sự phát triển trí não của trẻ sơ sinh.

Đặc biệt với những mẹ sinh mổ nguy cơ vỡ tử cung là rất cao, thông thường với trường hợp này phải để ít nhất 3 năm sau mới nên mang thai lại

Gây ra khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ

Trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ và mẹ nên duy trì việc cho trẻ bú sữa mẹ trong 2 năm để đảm bảo sự phát triển tốt nhất. Thế nhưng thai kỳ quá gần nhau khiến cho việc nuôi con bằng sữa mẹ gặp nhiều khó khăn. Vùng ngực của mẹ có thể đau dữ dội khi vừa mang thai vừa cho con bú.

Điều này còn khiến cho chất lượng sữa và lượng sữa của mẹ giảm sút và ảnh hưởng không chỉ đến con nhỏ mà còn ảnh hưởng đến cả thai nhi nữa.

Cách giúp mẹ hạn chế nguy cơ mang thai liền kề

- Tốt nhất là mẹ có thể chủ động trong chuyện thụ thai của mình. Thế nhưng không phải lúc nào mẹ cũng có thể làm chủ được chuyện dính bầu.

43
Nếu đã mang thai quá gần mẹ cần có chắm sóc y tế tốt nhất

- Nguyên tắc đầu tiên là mẹ nên theo dõi các biểu hiện cơ thể, sử dụng các biện pháp phòng tránh thai an toàn để tránh việc mang thai ngoài ý muốn.

- Còn nếu mẹ đã có thai khi còn cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ cũng như các chuyên gia về sức khỏe để đảm bảo việc nuôi con và chăm sóc thai kỳ cũng lúc được tiến hành tốt nhất, đảm bảo đủ dinh dưỡng và an toàn cho cả hai.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI