Chỉ ra 4 loại bệnh trẻ thường mắc vào dịp tết và cách xử lý tại nhà hiệu quả nhất

Dịp tết là cơ hội để trẻ ăn uống, vui chơi thoải mái và theo sở thích của mình. Đây cũng chính là lí do khiến trẻ rất dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa hay hô hấp trong dịp tết.

banner ads

Vì vậy, cha mẹ cần trang bị đủ kiến thức chăm sóc trẻ để con luôn khỏe mạnh để đón một cái tết thật vui vẻ, trọn vẹn nhé!

1. Tiêu chảy cấp

tre bi tao bon
Trẻ bị tiêu chảy cấp khá nguy hiểm

Tiêu chảy cấp do loại vi khuẩ E.coli, Shigella... phát triển và gây bệnh. Nguyên nhân chủ yếu do trẻ ăn quá nhiều bánh, mứt, nước ngọt, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Một số triệu chứng bệnh chủ yếu như đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, nôn, sốt, mệt lả, tay chân lạnh, mắt trũng, lõm thóp, tiểu ít, da khô, nhăn nheo.

Cách xử lý tại nhà

Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ cần phải bù nước ngay cho trẻ để phòng thiếu nước ở trẻ. Mẹ có thẻ sử dụng dung dịch điện giải có sẵn tại các hiệu thuốc như ORS, lưu ý, khi cho trẻ uống ORS cần phải pha chế đúng theo hướng dẫn vì uống sai có thể khiến trẻ ngộ độc ORS.

Mẹ cũng có thể song song kết hợp với một số bài thuốc trị tiêu chảy trong dân gian như uống nước cà rốt, uống nước dừa có thêm chút muối... và cho trẻ ăn thêm đồ lỏng. Nếu thấy tình trạng trẻ nặng hơn và không có dấu hiệu thuyên giảm kèm sốt, đau bụng thì nên cho trẻ đi khám ngay lập tức.

2. Hóc dị vật

Đây là một trong những tai nạn thường gặp nhất vào dịp tết vì trẻ được ăn nhiều thực phẩm, bánh kẹo, các loại hạt. Trong đó, kẹo, bánh, các loại hạt là nguyên nhân hàng đầu gây hóc ở trẻ. Vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu hóc như: ho đột ngột, mặt mũi tím tái, khạc nhổ liên tục, trợn mắt có thể con đã bị hóc dị vật.

Cách xử lý tại nhà

Lúc này, trong tình huống khẩn cấp, mọi người có thể sử dụng phương pháp heimlich để cấp cứu trẻ. Nguyên tắc của heimlich là tạo một lực lớn vào 2 lá phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành để tạo ra một áp lực lớn trong đường hô hấp, đẩy dị vật ra ngoài. Trong quá trình thực hiện phương pháp này nên cấp tốc đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Trong một số trường hợp, mẹ không được cho trẻ uống nước khi thấy con sặc vì có thể gây nguy hiểm. Ví dụ, nếu trẻ ăn bánh quy bị nghẹn, uống nước khiến bột nở ra nhiều hơn và tình trạng hóc dị vật trở nên nguy hiểm hơn.

Do đó, trong ngày tết, cha mẹ hết sức lưu ý tới việc ăn uống của trẻ. Khi cho trẻ ăn bánh, kẹo, hạt cần cho trẻ ăn số lượng ít và không nên để trẻ tự ý ăn uống.

3. Táo bón

tre tieu chay
Trẻ rất dễ bị táo bón trong dịp tết

Bệnh này thường xảy ra ở trẻ 1 - 3 tuổi vì độ tuổi này thích ăn thịt cá thay vì rau củ. Trong khi đó, ngày tết, thịt cá ê hề, chưa kể tâm lý cha mẹ muốn con ăn nhiều đạm để tăng cân nên sẽ "nhồi nhét" cho trẻ ăn nhiều thịt cá. Ngoài ra, ngày tết mẹ cũng bận rộn với việc nấu nướng nên sẽ không kịp chuẩn bị đồ ăn cho bé như ngày thường, vì vậy, tình trạng táo bón của con sẽ ngày càng nặng hơn nếu mẹ không kịp thời xử lý.

Cách xử lý tại nhà

Đối với trẻ bú mẹ, mẹ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và cho trẻ bú liên tục. Đối với trẻ ăn dặm, đừng quên cho con ăn thêm trái cây, rau củ và uống thật nhiều nước. Nên hạn chế tối đa các thực phẩm có nguy cơ gây táo bón như bánh kẹo, thịt, dầu mỡ, đồ chiên rán...

Nếu trẻ táo bón nặng, nhiều ngày không đi được, quấy khóc, mẹ nên sử dụng ống thụt hậu môn cho trẻ để tống hết phân trong cơ thể ra ngoài. Biện pháp này chỉ nên sử dụng tạm thời, sau đó thay đổi chế độ ăn uống để trẻ dễ dàng đi đại tiện hơn.

4. Viêm đường hô hấp, cảm cúm

Ngày tết trẻ thường được cha mẹ cho đi chơi, chúc tết, chưa kể mọi người cũng qua chơi nên trẻ rất dễ bị mắc các bệnh về hô hấp và cảm cúm. Nếu thời tiết lạnh vào dịp tết, trẻ cũng rất dễ bị mắc các bệnh như viêm mũi họng, viêm tai giữa, cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi, viêm thanh phế quản, hen suyễn, viêm mũi xoang dị ứng...

Cách xử lý tại nhà

Mẹ đừng vội vàng cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh ngay. Hầu hết 70% trẻ bị viêm đường hô hấp và cảm cúm đều do virus gây nên. Theo các bác sĩ, virus không bị tiêu diệt bởi kháng sinh, ngược lại, kháng sinh còn khiến cho sức đề kháng của trẻ yếu hơn.

Nếu trẻ bị nhẹ, mẹ chỉ cần sử dụng một số bài thuốc trị ho, cảm cúm theo dân gian. Nếu sau 2 ngày trẻ vẫn sốt cao trên 40 độ, tình trạng ho nặng hơn thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Vì trẻ có thể bị bội nhiễm nếu cha mẹ chăm sóc trẻ không đúng cách. Khi trẻ bị bội nhiễm, trẻ cần được sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI