Chế độ ăn uống hợp lý giúp bà bầu tăng cân ít, thai nhi vẫn phát triển tốt

Tăng cân nhiều khi mang thai là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em sau khi sinh, vì cơ thể lúc này khó có thể trở lại vóc dáng cũ. Chưa kể, tăng cân nhiều khi mang thai chưa hẳn đã vào con mà chủ yếu vào mẹ.

banner ads
tang can khi mang thai
Tăng cân nhiều khi mang thai không tốt cho cả mẹ lẫn con

Điều đáng nói là một số bà bầu có thể tăng cân rất nhiều, điều này tưởng tốt mà không tốt chút nào. Khi mang thai, hầu hết chị em đều được những người xung quanh "nhắc nhở", thậm chí là động viên ăn thật nhiều vào để con phát triển, con nặng cân, nếu không thì con sẽ nhẹ cân, suy dinh dưỡng... Tuy nhiên, việc tăng cân ít hay tăng cân nhiều đều nguy hiểm như nhau. Nếu bà bầu tăng cân quá nhiều sẽ đối mặt với các nguy cơ như huyết áp, tiểu đường, tiền sản giật, khó sinh... Chưa kể, bản thân đứa trẻ trong bụng cũng chịu nhiều ảnh hưởng như bị tiểu đường hay tim, huyết áp, còi xương chẳng hạn...

Tăng cân thế nào mới hợp lý?

Tăng cân thế nào mới hợp lý và mẹ ăn uống thế nào để vào con nhiều hơn vào mẹ, giúp mẹ có thể nhanh chóng lấy lại vóc dáng thời con gái nhanh sau khi sinh?

Theo các bác sĩ sản khoa, thai phụ nên tăng cân từ 5 - 12kg/ thai kỳ. Việc tăng cân vừa phải sẽ giúp bà bầu khỏe mạnh và đảm bảo thai nhi cũng khỏe mạnh. Để đạt được cột mốc tăng cân lý tưởng ở cả hai mẹ con, bạn có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng khi mang thai dưới đây:

Chế độ dinh dưỡng thai kỳ 3 tháng đầu

banner ads
an nhieu trai cay
Tích cực ăn nhiều trái cây khi mang thai 3 tháng đầu

Từ tháng 1 - tháng thứ 3 trẻ chủ yếu phát triển hệ thần kinh và các cơ quan trong cơ thể như tim, phổi... Giai đoạn này người mẹ nên bổ sung các loại vitamin D, sắt hoặc thuốc bổ cho thai nhi (do bác sĩ kê đơn). Khi uống vitamin giai đoạn này chủ yếu là vào con nên rất cần thiết.

Giai đoạn này chưa quan tâm tới phát triển cân nặng thai nhi nên bà bầu chỉ nên bổ sung vitamin tổng hợp, vitamin từ thực phẩm tự nhiên như trái cây, rau củ... hạn chế đồ tinh bột, không ăn đồ ngọt nhân tạo như đường, bánh, sữa...

Chế độ dinh dưỡng thai kỳ 3 tháng giữa

ba bau an hai san
3 tháng giữa nên ăn nhiều hải sản

Từ tháng thứ 3 - tháng thứ 6 thai nhi đã hình thành hầu hết các bộ phận trong cơ thể như chân, tay, mắt, mũi... Đây là giai đoạn tập trung phát triển hệ thần kinh và cơ quan xúc giác, thị giác, thính giác, do đó mẹ nên bổ sung nhiều canxi, sắt từ vitamin và thực phẩm.

Các loại thực phẩm nên tích cực ăn giai đoạn này là đồ hải sản, rau xanh đậm, thịt, trứng, tắm nắng để thu vitamin D tự nhiên. 

Tháng này, mẹ vẫn ăn uống bình thường và lưu ý không ăn nhiều tinh bột. Mỗi bữa chỉ nên ăn 1 chén cơm và ăn nhiều thức ăn để giảm đói. Mẹ nên ăn bổ sung bữa phụ bằng thực phẩm lành mạnh như sữa chua, hoa quả, các loại hạt... Nếu ăn nhiều đồ ngọt giai đoạn này sẽ khiến mẹ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, thai nhi có nguy cơ bị tim mạch... 

Chế độ dinh dưỡng thai kỳ 3 tháng cuối

ba bau an com
3 tháng cuối ăn nhiều tinh bột

Đây là giai đoạn tăng tốc về cân nặng cho thai nhi do đó mẹ sẽ tập trung ăn những thực phẩm giúp thai nhi tăng cân. Ở giai đoạn này, thai nhi đang phát triển mạnh mẽ về da và thịt, mỡ dưới da do đó mẹ sẽ ăn uống hợp lý để thai nhi tăng cân giai đoạn này.

Mẹ vẫn ăn uống bình thường như những tháng trước nhưng tăng lượng tinh bột lên. Mẹ sẽ ăn 2 chén cơm/bữa, uống nhiều nước hoa quả và nước lọc để hạn chế phù chân hay biến dạng mặt. Ngoài ra, các mẹ nên uống nước dừa ngày 2 - 3 quả, uống thêm nước mía để khi sinh da con sẽ sạch sẽ, trắng hồng. 

Cân nặng lý tưởng của con khi sinh là 3kg - 3,2kg do đó, các mẹ không cần chạy đua tăng cân quá nhiều để hy vọng sinh con ra thật nặng cân. Chưa kể, tăng cân nhiều da bụng bị rạn, xổ sẽ rất khó lấy lại vòng eo như trước.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI