Một số trường hợp chân vòng kiềng sẽ hết khi bé lớn nhưng cũng rất nhiều trường hợp không thể. chính vì vậy, tốt nhất mẹ nên tìm hiểu và chỉnh lại dáng đi cho con sao cho đẹp nhất.
1. Chân vòng kiềng là gì?
Trẻ em đến giai đoạn tập đi nếu không được hướng dẫn và hỗ trợ từ người thân, sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng đi chân vòng kiềng. Biểu hiện rõ nhất của chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh là khi đứng thì xương đùi và hai gối của bé bị cong, và không thể sát vào nhau được.
Khi bé đi chân vòng kiềng thì người luôn chuyển động lắc lư, chân thường đi loàng quàng hai bên dẫn đến dáng xấu. Đặc biệt, nếu bé gái không khắc phục khuyết điểm này thì khi lớn lên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dáng vóc, khiến bé không tự tin trong việc đi lại và giao tiếp với mọi người.
2. Nguyên nhân chân vòng kiềng
Chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó phổ biến là những nguyên nhân sau đây :
- Mẹ cho bé tập đi sớm dẫn đến các xương chưa phát triển đúng yêu cầu và phù hợp dẫn đến dáng đi cong.
- Bé bị thiếu hụt lượng vitamin D trong cơ thể nên không thể tổng hợp và hấp thu canxi, phốt pho dẫn đến xương yếu và không phát triển bình thường.
- Đến độ tuổi tập đi, do cơ thể bé quá nặng nên xương không đủ lực để giúp bé đứng vững dẫn đến chân bé đi vòng kiềng và cong.
- Bé bị chân vòng kiềng do bệnh lý bẩm sinh hoặc do tư thế bé nằm trong thời kì ở trung bụng bé.
3. Cách chữa chân vòng kiềng cho trẻ
3.1 Cho bé bú sữa mẹ và ăn uống đủ chất dinh dưỡng
Trong sữa mẹ có chứa nhiều loại khoáng chất và vitamin giúp ích cho việc phát triển cơ thể toàn diện. Đặc biệt, hàm lượng vitamin D và canxi trong sữa mẹ khá cao nên giúp xương khớp bé chắc chắn và khỏe mạnh hơn.
Ngoài cho trẻ bú mẹ 6 tháng hoàn toàn, khi bé ăn dặm mẹ nên cho con ăn thêm nhiều chất dinh dưỡng, các thực phẩm tốt giúp hỗ trợ bé tăng trưởng và cứng cáp hơn.
3.2 Không cho trẻ tập đi quá sớm
Cho trẻ tập đi quá sớm không phải là chuyện tốt do đó mẹ nên chờ khi nào xương khớp của bé khỏe và chắc, có thể đứng vững mới cho bé tập đi. Mẹ cũng không nên áp dụng phương pháp đỡ 2 nách của bé để cho bé bước đi. Chỉ khi bé đã hơn 9 tháng, xương khớp cơ bản đã có thể chịu được khối lượng cơ thể thì mới cho bé đi.
3.3 Nắn tay chân cho bé
Khi bé đã có dấu hiệu đi chân vòng kiềng thì bố mẹ cần có biện pháp nắn chỉnh lại chân của bé cho cân đối. Chỉ nên thực hiện một cách nhẹ nhàng để máu lưu thông, chứ không nên dùng lực quá mạnh, khiến bé bị đau và xương khớp tổn thương.
Khi thực hiện, bạn nên cho bé nằm xuống và duỗi thẳng chân, sau đó nắn 2 chân của bé vào trong từ đùi xuống mắt cá chân. Liên tục thực hiện nắn chỉnh xương chân cho bé từ 6 tháng - 1 năm để hạn chế tình trạng khuyết điểm này cho bé.
3.4 Tắm nắng cho trẻ
Một cách bổ sung thêm vitamin D cho trẻ đó chính là tắm nắng. Mẹ nên cho bé tắm nắng ở những thời điểm thích hợp vào sáng sớm và tối, để hấp thụ dưỡng chất và canxi. Việc tắm nắng không những giúp xương khớp bé chắc khỏe, bé cao lớn, tránh bị còi xương mà còn góp phần hạn chế tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh.
Nếu trường hợp bé đã áp dụng nhiều cách nhưng lớn lên vẫn bị chân vòng kiềng, bố mẹ nên đưa con đến cơ sở Y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn về phương pháp phẫu thuật chỉnh trục xương.
Trên đây là một số điều mà các mẹ cần đặc biệt lưu ý khi thấy dấu hiệu chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh. Hãy lựa chọn một cách chăm con đúng cách và khoa học, để bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Hoài Nguyễn tổng hợp