Chăm sóc và phòng tránh tai nạn cho trẻ bị động kinh

Động kinh là một căn bệnh của não, khá phổ biến ở trẻ em. Biểu hiện của bệnh là trẻ thường bị những cơn co giật lặp đi, lặp lại nhiều lần.

banner ads

Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ bị bệnh động kinh? Bệnh động kinh có điều trị được không? Và cách chăm sóc trẻ bị bệnh động kinh như thế nào? Xin mời các mẹ tham khảo nội dung dưới đây.

Các thể động kinh

Các bác sĩ cho biết, bệnh động kinh ở trẻ em có nhiều dạng với những biến chứng khác nhau. Tuy nhiên, ở nước ta bệnh động kinh ở trẻ em thường gặp có ba dạng bao gồm: Động kinh toàn thân, động kinh cục bộ và động kinh kịch phát Rolando.

Động kinh toàn thân

Là dạng phổ biến thường gặp ở nhiều trẻ em hiện nay. Bệnh được chia làm 3 giai đoạn phát triển:

banner ads

Giai đoạn trương lực: Là giai đoạn mới phát bệnh, bệnh nhân có biểu hiện như: tự nhiên bị ngất đột ngột, chân tay co cứng lại, không thở được, da xanh tái, hai răng nghiến chặt vào nhau, mắt trợn ngược thường kéo dài khoảng 30 giây.

7302-benh.jpg

Tay co cứng là một trong những biểu hiện của bệnh động kinh ở trẻ em

Giai đoạn giật rung: Ở giai đoạn này toàn thân trẻ sẽ bị rung bởi những cơn co giật mạnh, kèm theo lưỡi bị thụt vào thụt ra theo từng cơn co giật, hai răng cắn chặt vào nhau gây chảy máu ở lưỡi hoặc ở miệng. Ngoài ra, các cơ ở mặt cũng bị rung giật theo, gây méo mặt, trẻ sẽ bị sùi bọt mép. Mặt khác, nhiều trẻ không kiểm soát được tiểu tiện, có thể tè ra quần trong các cơn co giật. Giai đoạn này, thường kéo dài 3 phút, sau đó trẻ chuyển sang hôn mê và mềm nhũn người ra.

Lưu ý: Ở giai đoạn này, để tránh trẻ cắt đứt lưỡi khi con có biểu hiện trên ba mẹ cần dùng vật cứng cạy miệng giữ cho hai răng không nghiến chặt vào nhau, để tránh nguy hiểm đến tính mạng của con.

Giai đoạn hôn mê: Là giai đoạn cuối của dạng động kinh toàn thân. Ở giai đoạn này trẻ sẽ có những biểu hiện như sau: toàn thân mềm nhũn, nằm yên một chỗ, thở khò khè, trẻ sẽ rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh kèm da xanh tái. Thường kéo dài trong vòng 15 phút, cho tới 1 giờ đồng hồ. Sau đó, trẻ sẽ tỉnh lại, cơ thể mệt mỏi, mất sức và không còn nhớ chuyện gì đã xảy ra với mình.

Động kinh cục bộ

Là dạng động kinh chỉ xảy ra ở một bộ phận nào đó trên cơ thể, có thể là phần bên dưới, trên, trái hoặc bên phải của cơ thể. Trẻ sẽ có những biểu hiện tương tự như động kinh toàn thân nhưng nó chỉ diễn ra ở một bộ phận nào đó mà thôi.

Bệnh nhân bị động kinh cục bộ đa phần không có hiện tượng bị ngất xỉu và hôn mê, một nửa bị co giật nhưng nửa kia vẫn khỏe mạnh. Có những trường hợp động kinh cục bộ lan ra toàn thân thì triệu chứng vẫn tương tự như cơn động kinh toàn thân.

Động kinh kịch phát Rolando

Là sự kết hợp giữa động kinh toàn thân và động kinh cục bộ. Trẻ sẽ có biểu hiện có lúc là động kinh toàn thân, có lúc lại chỉ xảy ra ở một bộ phận nào đó trên cơ thể. Thể động kinh Ronaldo thông thường chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ và chỉ diễn ra khi trẻ đang ngủ.

Nguyên nhân phát bệnh

- Do não trẻ bị tổn thương bởi các yếu tố sau:

+ Do khó sinh: Trong quá trình chuyển dạ, người mẹ gặp khó khăn trong việc đẩy em bé ra ngoài. Vì thế, các bác sĩ phải can thiệp bằng cách dùng kẹp lôi ra hoặc giác hút. Hơn nữa những trẻ sinh khó, thường lâu ra ngoài khi nước ối đã vỡ nên dễ bị ngạt thở, dẫn đến thiếu oxy lên não, làm tổn thương não. Nếu không được chữa trị kịp thời, trẻ sẽ dễ bị động kinh về sau.

+ Do trẻ bị các bệnh viêm não và viêm màng não: Khi trẻ bị các chứng bệnh này nếu không điều trị sớm sẽ để lại di chứng giống như vết sẹo, nếu để lâu ngày sẽ gây nên bệnh động kinh ở trẻ.

+ Do trẻ bị va đập hoặc chấn thương ở đầu: Trẻ bị ngã đập đầu, hoặc bị tai nạn xe, các vật cứng đập vào đầu sẽ làm tổn thương đến não bộ. Đây là nguyên nhân chính, thường gặp của bệnh động kinh ở trẻ em.

+ Trẻ bị u não: U não càng phát triển lớn, sẽ chèn lên các dây thần kinh, làm tê liệt hệ thống dây thần kinh và gây ra bệnh động kinh ở trẻ.

+ Do yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có ông bà, hoặc cha mẹ bị bệnh động kinh thì nguy cơ trẻ bị động kinh là rất cao. Tuy nhiên điều này rất khó phát hiện bằng mắt thường mà phải thông qua điện não đồ mới có thể xác định cụ thể.

Cách chăm sóc và phòng chống tai nạn cho trẻ bị động kinh

Bệnh động kinh được y học xác định là bệnh rất nguy hiểm, có thể để lại nhiều di chứng hoặc thậm chí gây tử vong cho trẻ. Do vậy, việc chăm sóc trẻ bị động kinh và phòng tránh các tai nạn khi trẻ bị động kinh là điều hết sức quan trọng mà các bậc phụ huynh cần hết sức cẩn thận và lưu tâm.

7304-dieu-tri-dong-kinh.jpg

Trẻ bị động kinh cần được điều trị lâu dài phải có sự trợ giúp của bác sĩ

Mặc dù được cảnh báo là nguy hiểm nhưng bệnh động kinh hoàn toàn có thể chữa khỏi, cần điều trị trong thời gian dài, bệnh sẽ giảm dần mà không cần dùng thuốc. Điều này đòi hỏi người bệnh và gia đình phải kiên nhẫn và cần sự hợp tác chặt chẽ giữa gia đình và bác sĩ.

Cách chăm sóc trẻ bị động kinh

- Cha mẹ luôn động viên và khích lệ tinh thần của con, giúp trẻ luôn được thoải mái và sống vui tươi mỗi ngày. Đặc biệt cần lưu ý tránh giận dữ, cáu gắt hoặc tỏ thải độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con. Vì khi trẻ buồn chán, lo lắng hoặc giận dữ bệnh sẽ tái phát nặng hơn.

- Khi trẻ bị động kinh cha mẹ cần trông nom con cẩn thận, không cho con đến gần ao hồ, trèo cây, đi xe đạp hoặc ra đường một mình mà không có người lớn đi cùng. Đồng thời ba mẹ cũng nên khuyến dặn dò không được làm những việc trên để tránh cơn động kinh đột ngột sẽ nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để bồi bổ cơ thể cũng như nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đặc biệt cha mẹ tuyệt đối cho trẻ tránh xa rượu bia, thuốc lá và cà phê. Vì những chất kích thích này rất nguy hiểm có thể làm bệnh nặng thêm.

- Cho con uống thuốc đúng thời gian, liều lượng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Vì nếu quên cho con uống một ngày, bệnh sẽ nặng thêm và việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

- Cha mẹ phải xác định tâm lý điều trị bệnh động kinh cần thời gian dài, không được vội vàng vì sẽ nguy hiểm cho tính mạng của con.

7303-dong-vien-con.jpg

Động viên khích lệ con luôn sống vui tươi để nhanh chóng hết bệnh

- Cần theo dõi thường xuyên tiến trình bệnh để nắm được mức độ phục hồi. Cần thiết nên đưa con đi khám bác sĩ theo định kỳ để các bác sĩ nắm được tiến trình phục hồi bệnh của trẻ để có phác đồ điều trị hợp lý.

Nên nhớ điều trị bệnh động kinh cần thời gian lâu dài, có thể khiến gia đình hao tâm tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên, cũng đừng vì thế mà tỏ ra ghẻ lạnh, thơ ơ và cáu gắt với con. Điều này ảnh hưởng đến tấm lý của trẻ, trẻ sẽ trở nên buồn bực, chán nản, bệnh sẽ càng nặng và khó điều trị hơn.

Hãy kiên trì và luôn tạo cho con không khí gia đình vui tươi, cho con được thoải mái bệnh mới nhanh chóng phục hồi.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI