Câu chuyện đẫm nước mắt của bà mẹ 6 lần suýt mất con

6 lần, đã 6 lần tôi phải đối mặt với tình cảnh có thể sẽ mất con vĩnh viễn, đó là đứa con gái mới 5 tháng tuổi của tôi.

banner ads

Lần đầu tiên là khi Sadie bắt đầu đến nhà trẻ, còn tôi bắt đầu đi làm lại. Chồng tôi đón con lúc tan tầm và tôi vội vàng ôm chặt lấy con bé trên ghế sofa, cưng nựng bé. Nước mắt dâng đầy trên mi khi tôi nhận ra tôi nhớ con gái biết bao. Bỗng nhiên, Sadie cứng người lại, cơ thể con bé cong lên và bắt đầu co giật. “Con bị co giật”, tôi hét lên: “Gọi 911”. Xe cấp cứu tới chỉ vài phút sau đó, con bé nằm trên tay tôi, lịm đi nhưng vẫn thở. Tôi khóc nức nở, cảm thấy bất lực và tự hỏi liệu đây có phải là lần cuối cùng tôi được thấy con còn sống.

34876-j-1.jpg

6 lần, đã 6 lần tôi phải đối mặt với tình cảnh có thể sẽ mất con vĩnh viễn, đó là đứa con gái mới 5 tháng tuổi của tôi.

Các kết quả xét nghiệm đều âm tính nên bác sĩ cho chúng tôi đưa con về nhà. Nhưng ngay sáng hôm sau, lúc ôm con, tôi lại thấy Sadie bắt đầu mất hết mọi biểu hiện cảm xúc trên gương mặt, môi con bé chuyển màu xanh và hơi thở ngừng lại. Cũng rất nhanh sau đó, tôi nghe thấy tiếng thở của con. Trào nước mắt, tôi ôm con thật chặt. Tôi không thể hình dung nổi sao mình có thể bình tĩnh đến thế. Nhưng tôi biết có chuyện gì đó vô cùng nghiêm trọng đã xảy đến với con. Tại phòng cấp cứu, hiện tượng trên một lần nữa diễn ra: ánh mắt trống rỗng, đôi môi xanh lớt và con bé không hề cử động.

Con gái tôi nhập viện và ở khoa nhi. Nhìn quanh, tôi thấy những em bé đang ốm, đang đau cùng với người thân ở bên, tôi bỗng thấy một nỗi buồn vô hạn. Mọi khi, tôi vẫn nghe về những đứa trẻ đang phải chống chọi với bệnh tật, và bây giờ, con gái tôi cũng là một trong số các bé đó. Tôi muốn dành mọi phút có thể để ở bên con bởi tôi không biết còn có thể làm thế bao lâu nữa. Thời gian duy nhất lúc tôi rời xa con bé là khi đi vệ sinh. Tôi thậm chí còn ngủ với con trong chiếc nôi bé xíu ở bệnh viện. Tôi cảm thấy nếu con biết tôi đang ở đó, con sẽ không bỏ tôi mà đi.

banner ads

Sáng hôm sau, hàng xóm gọi điện cho chồng tôi báo có rắc rối với cún cưng nhà chúng tôi. Ông xã không muốn rời bệnh viện nhưng vẫn phải về nhà để chăm sóc em bé đầu tiên của chúng tôi, Reuben. Nhìn thấy cả nhà chúng tôi vội vàng lên xe cấp cứu chắc chắn khiến nó bị chấn động mạnh. Đúng lúc đó, khoảnh khắc tồi tệ nhất cuộc đời tôi lại xảy ra. Tiếng máy kêu “bíp bíp” báo hiệu lúc tôi đứng cạnh Sadie và nắm lấy bàn tay nhỏ xíu của con, thì thầm: “Con là ánh mặt trời của mẹ”. Tôi vội nhấn nút gọi khẩn cấp.

Chỉ trong 2 giây, 8 bác sĩ, y tá lao vào phòng, đẩy tôi sang bên và đặt mặt nạ dưỡng khí lên mặt Sadie. Cơ thể bé bỏng của con gái tôi lại cong lên. “Làm ơn đừng chết, làm ơn đừng chết, làm ơn đừng chết, con ơi!” – tôi nhắc đi nhắc lại lời khẩn cầu ấy trong lúc nước mắt đầm đìa tuôn. Liệu đây có phải ký ức cuối cùng của tôi về Sadie? Thật kỳ diệu, con bé bắt đầu thở trở lại, từng nhịp một. Các bác sĩ, y tá lần lượt rời khỏi phòng. Chỉ còn lại một cô y tá, lặng lẽ tới bên tôi và ôm tôi thật chặt.

34877-j-2.jpg

Ảnh minh họa

Tôi gọi điện cho ông xã, vừa khóc vừa nói: “Chúng ta gần như suýt mất con”. Chồng tôi để Reuben lại cho bác sĩ thú y để trở lại bệnh viện. Vô số xét nghiệm được làm nhưng kết quả vẫn là âm tính. Bác sĩ khoa thần kinh nói, có thể con tôi bị chứng động kinh. Để chắc chắn, chúng tôi chuyển con sang một bệnh viện khác. Tại đây, Sadie của chúng tôi lại trải qua vô số xét nghiệm khác. Bác sĩ cho hay, do hiện tượng trào ngược dạ dày, lượng axit tăng lên đã chặn đường thở của con tôi. Vợ chồng tôi thở phào nhẹ nhõm vì ít ra đã biết được rắc rối với con mình là gì. Sau hai tuần nằm viện, chúng tôi trở về nhà.

Nhưng sau đó, chúng tôi phát hiện ra, chu kỳ môi xanh lớt tái diễn, nhưng lần này, cơn co giật của Sadie có dấu hiệu giống như lần đầu. Lại đến bệnh viện, lại xét nghiệm và cuối cùng chúng tôi về nhà với một bình dưỡng khí lớn và máy đo oxy gắn liền với ngón chân cái con bé. Mỗi khi trái tim Sadie đập chậm lại, máy sẽ báo. Một lần, con bé lại ngừng thở. Chúng tôi lao tới để chụp mặt nạ oxy lên mặt con. Hình ảnh khuôn mặt xanh lớt với đôi mắt vô hồn của con khắc ghi vào tâm can tôi mãi mãi. Chúng tôi gặp thêm 2 chuyên gia thần kinh nữa và họ đều cho rằng, cứ chịu khó, rồi bé con của chúng tôi sẽ vượt qua được tình trạng này khi lớn thêm, như phần lớn trẻ con khác.

Trong lúc vừa thấy biết ơn vì con gái tôi hợp với phương pháp điều trị chúng tôi đang theo, tôi lại đồng thời cảm thấy rất giận. Giận và ghen tỵ vì mình không được như những bà mẹ khác – những bà mẹ đang cho con chơi ở công viên, đưa con đi thư viện hay hồi hộp chờ con mọc chiếc răng đầu tiên. Vấn đề là tôi phải xử lý với mọi chuyện thường ngày của con mình nhưng trong tâm trạng luôn thảng thốt, lo sợ có thể phải mất con mãi mãi.

34878-j-3.jpg

Ảnh minh họa

Tôi cũng lo sợ việc dùng thuốc ảnh hưởng tới sự phát triển của con tôi. Thật khó để không so sánh con mình với con người khác – Sadie mới chỉ bắt đầu học bò trong khi mấy bạn cùng tuổi đã đi được rồi. Những bước chân chập chững đầu tiên của con tôi chỉ diễn ra khi bé được 18 tháng. Tôi nghĩ tới chuyện tập bơi, đi xe đạp, tập đọc, và xa hơn là lái xe, làm mẹ - liệu Sadie của chúng tôi có thể làm được những việc này không?

Tôi có sự gắn kết cực kỳ sâu đậm với Sadie. Suy nghĩ không được ở bên con bé luôn khiến tôi đau đớn. Bạn bè, người thân cứ giục tôi theo học một lớp yoga, đi bộ thể dục hay hẹn hò riêng với Mike nhưng ông ai hiểu tôi chưa từng cảm thấy tôi cần phải nghỉ ngơi, phải rời xa con bé trong chốc lát. Điều tôi cần là nhiều thời gian bên con hơn nữa, nhiều nhất ở mức tôi có thể thu xếp. Mọi người nói tôi coi con gái như trẻ sơ sinh và đúng là tôi đã làm vậy, 100% như vậy. Nhưng tôi dám chắc các bạn cũng sẽ làm thế nếu phải chứng kiến cảnh con mình có thể mãi mãi ra đi ngay trước mắt mình.

34879-j-4.jpg

Ảnh minh họa

Điều tuyệt vời cuối cùng cũng đã xảy ra. Sau hai năm uống thuốc và gắn liền với máy thở, trước khi con gái Sadie của tôi lên 4, con bé đã hoàn toàn thoát khỏi những cơn co giật khủng khiếp. Con trai thứ hai cũng chào đời thật sự khỏe mạnh và không cho thấy dấu hiệu bị như chị. Tôi cảm thấy cơn ác mộng đã lùi xa phía sau chúng tôi. Nhưng khoảng thời gian đau khổ đó cũng đã giúp tôi nhận ra một điều vô cùng quan trọng. Tôi thấy mình đã có cơ hội thứ hai, đã được thức tỉnh rằng tôi phải trân trọng từng phút giây chúng tôi có bên nhau. Tôi dành nhiều thời gian hơn để tạo ra những kỷ niệm đẹp, làm những việc cả nhà chúng tôi đều vui, đều thích và bớt lo lắng về chuyện có thể xảy ra.

Mỗi lần tôi nhìn vào đôi mắt trong veo của hai con, tôi đều tự nhắc nhở mình rằng cuộc sống này phải sống cho ra sống. Tôi biết ơn từng ngày vì những gì chúng tôi đang có và biết rằng tình yêu tôi dành cho Sadie, cho gia đình tôi đã cho tôi sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Với tình yêu đó, tôi có thể làm bất cứ điều gì.

Vài nét về tác giả:

Jenny Sugar là biên tập viên của trang PopSugar với nhiều bài viết về các chủ đề sức khỏe, với các biện pháp như tập thể dục, yoga, ăn uống lành mạnh, giảm cân… Cô hiện sống tại thành phố Burlington, Vermont (Mỹ) với chồng và hai con dễ thương – một gái một trai.

Theo Trí Thức Trẻ

Nguồn: PopS

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI