1. Trẻ 7 tuổi có cân nặng như thế nào là đạt chuẩn
Cân nặng của trẻ sẽ phản ánh chế độ dinh dưỡng mà ba mẹ cũng cấp có phù hợp với độ tuổi của mình hay không. Đối với trẻ 7 tuổi, cân nặng sẽ ở mức tiêu chuẩn như sau:
- Cân nặng chuẩn đối với bé trai: 21.1 – 25.8 kg
- Cân nặng chuẩn đối với bé gái: 20.7 – 25.7 kg
So với tiêu chuẩn, sự thiếu hụt cân nặng càng nhiều thì mức độ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ càng nặng. Lúc này, bố mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng để cải thiện cho con (nếu trẻ suy dinh dưỡng ở dạng nhẹ) hoặc đưa bé đến chuyên gia dinh dưỡng/ bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và đưa ra hướng điều trị thích hợp cho thể trạng con.
Đối với trường hợp cân nặng của trẻ 7 tuổi vượt xa mức tiêu chuẩn, thì mẹ cũng xem xét đến yếu tố trẻ bị béo phì. Và, tùy theo mức độ, mẹ cũng cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống, vận động,...của trẻ để giúp con lấy lại cân nặng tốt ổn định. Trong trường hợp béo phì có tính chất nặng, mẹ áp dụng các cách nhưng không thay đổi được, mẹ cũng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng, kết hợp mang trẻ đi thăm khám nếu có phát hiện bất thường nếu có, để điều trị cho trẻ kịp thời.
Liên quan đến các trường hợp trẻ nhẹ cân hoặc béo phì khi so với cân nặng tiêu chuẩn, mẹ có thể tham khảo cách cải thiện cụ thể hơn trong nội dung như dưới đây.
2. Cân nặng của trẻ 7 tuổi không đạt do con biếng ăn
Trẻ biếng ăn là một tình trạng rất phổ biến không chỉ riêng với trẻ 7 tuổi, chứng biếng ăn trong một thời gian dài không chỉ khiến cân nặng của con giảm dần mà nó còn khiến cho cơ thể thiếu hụt các chất dẫn đến nhiều bệnh lý khác. Do đó, ba mẹ cần tìm hiểu thật kĩ nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn để có cách khắc phục và đưa trẻ về mức cân nặng ổn định. Liên quan đến các nguyên nhân tiêu biểu khiến trẻ biếng ăn, mẹ có thể xem xét các khả năng như:
- Trẻ biếng ăn do bệnh lý: Khi trẻ mắc các bệnh mạn tính như nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút hệ hô hấp, viêm loét dạ dày hoặc các tổn thương về răng miệng cũng sẽ khiến con chán ăn, ăn không ngon miệng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến cân nặng.
- Trẻ biếng ăn do thiếu hụt dưỡng chất: Các dưỡng chất quan trọng như: sắt, kẽm - những thành phần quan trọng tham gia vào sự hình thành enzyme tiêu hóa và quá trình hấp thu, chuyển hóa dưỡng chất, khiến trẻ rối loạn vị giác, rối loạn tiêu hóa ăn không ngon, chậm tăng cân.
- Trẻ biếng ăn do thói quen của ba mẹ: Nhưng thói quen hằng ngày không tốt mà ba mẹ tạo nên có thể tạo thành chứng biếng ăn ở trẻ , ví dụ như là: Kéo dài thời gian bữa ăn nhàm muốn con ăn hết phần ăn, chiều chuộng con để con ngậm thức ăn lâu mà không nhai. Lâu dần, chúng sẽ tạo ra thói quen thích ăn những đồ ăn lỏng, không thích những loại thức ăn có dạng thô cần nhai, nuốt.
- Trẻ bị mất tập trung, xao nhãng trong bữa ăn: Một vài gia đình có thói quen cho con xem tivi, điện thoại hoặc chơi đồ chơi trong lúc ăn. Điều này lâu dần vô tình làm cho con không tập trung vào bữa ăn, quên cảm giác thèm ăn và biếng ăn.
- Trẻ không ăn đồ ăn mà chúng không thích: Đây là thói quen xấu mà vô tình biến thành chứng biếng ăn ở trẻ. Việc cha mẹ thường xuyên chiều chuộng và cho con ăn những thứ con thích, con đòi trong một thời gian dài dẫn dến việc bé kén ăn và chế độ ăn không cân bằng được dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cho trẻ ăn đồ ăn bé thích nhiều lần cũng sẽ tạo cảm giác ngán và trở nên lười ăn.
3. Làm sao để trẻ 7 tuổi thèm ăn trở lại
Để bé 7 tuổi thèm ăn trở lại, trước hết ba mẹ hãy tìm hiểu kĩ những nguyên nhân, qua đó có các cách khắc phục từng yếu tố để giúp trẻ ăn ngon và phát triển cân nặng trở lại:
- Đối với những trẻ biếng ăn bệnh lý cần được điều trị theo từng nguyên nhân và có chế độ ăn thích hợp theo chỉ định của chuyên gia.
- Bố mẹ cần điều chỉnh thực đơn phong phú có đầy đủ các nhóm chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Hạn chế đồ ăn vặt, các bữa ăn nên cách nhau ít nhất 3 - 4 tiếng để trẻ có cảm giác đói khi vào bữa ăn chính.
- Khuyến khích để trẻ chủ động hơn với ăn uống như không ép trẻ ăn, cho trẻ cùng tham gia vào quá trình chế biến món ăn, trang trí món ăn, lên thực đơn bữa ăn,... để tạo thích thú.
- Bổ sung các vi chất thiết yếu để kích thích enzym tiêu hóa giúp trẻ lấy lại cảm giác ngon miệng khi ăn, đồng thời tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất để tăng cân đều.
- Khuyến khích trẻ chơi thể thao ít nhất 1 môn thể thao nào đó, ví dụ như: bóng đá, bóng chuyền, chạy bộ,... tối thiểu 1 tiếng mỗi ngày. Nó cũng sẽ giúp trẻ có cơ thể cân đối hơn, ngăn ngừa béo phì.
4. Cách giảm cân cho trẻ 7 tuổi trước nguy cơ béo phì hoặc đang trong tình trạng béo phì
Ngược lại với những trẻ biếng ăn và có cân nặng thấp hơn so với tiêu chuẩn, những trẻ thừa cân, béo phì cũng khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng nhiều. Vì, trẻ ở trong tình trạng thừa cân béo phì kéo dài không có cách khắc phục, sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe khi trưởng thành như tim mạch, đái tháo đường, rối loạn cơ xương,... Do đó, ba mẹ cần phải có những biện pháp can thiệp giúp trẻ giảm cân và ngăn ngừa các biến chứng sau này. Để thay đổi tình trạng hoặc giảm nguy cơ béo phì, mẹ có thể tham khảo các cách sau:
- Khuyến khích trẻ vận động: Các hoạt động thể dục luôn luôn hữu ích trong việc giảm cân cho bé. Để bé hứng thú với việc luyện tập này, ba mẹ cần cho con lựa chọn các môn thể thao theo sở thích như: bơi lội, bóng đá, bóng rổ, đá cầu, nhảy dây, đạp xe, trượt patin,...
- Thay đổi thói quen ăn uống của trẻ: Trước hết, ba mẹ hãy khuyến khích con ăn khi thực sự đối và dừng lại khi đã no chứ không nên ăn như thói quen, hay vì thức ăn quá ngon. Trẻ nên được ăn cùng gia đình và hạn chế các hoạt động các làm xao nhãng bữa ăn.
- Đặt mục tiêu phù hợp với con: Để bé không quá áp lực với việc giảm cân, đầu tiên ba mẹ hãy khuyến khích con đạt được những mốc nhỏ như 0,5kg/ tuần và có những phần thưởng xứng đáng, giúp con có động lực vào việc luyện tập.
- Chế độ ăn hợp lý: Ba mẹ nên hạn chế tối đa những loại thực phẩm ngọt, nhiều chất béo, chiên rán trong bữa ăn của con. Thay vào đó là những món hấp, luộc, nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt. Thiết lập một chế độ ăn nhiều buổi sáng và ít vào buổi tối.
Cân nặng của trẻ 7 tuổi quá ít hoặc quá nhiều so với tiêu chuẩn đều là nỗi lo của các bậc cha mẹ. Vì chỉ khi con có cân nặng trong chuẩn mực, mới đảm bảo hơn về sức khỏe, sự tăng trưởng và phát triển tốt, ổn định của trẻ. Để làm được điều này, việc luôn chú ý mang đến cho trẻ một chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp trẻ thiết lập những thói quen tốt như siêng vận động, ngủ nghỉ giải trí phù hợp,...là điều cần thiết, vì có như thế, con mới có thể phát triển bản thân một cách tối đa theo chiều hướng tích cực nhất. Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho ba mẹ, và trong chuyên mục Có con 1 - 12 tuổi của Yeutre.vn có rất nhiều bài viết về chủ đề thể chất, dinh dưỡng cũng như các bệnh thường gặp ở trẻ, chắc chắn các thông tin này cũng mang lại những giá trị nhất định giúp ba mẹ chăm con hiệu quả, nên ba mẹ hãy thường xuyên theo dõi nhé.
Hiền Anh tổng hợp