Cách xử lý khi bé bị té đập đầu để tránh nguy hiểm tính mạng

Trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương nên khi trẻ bị té thường khiến cha mẹ hoảng loạn không biết làm sao. Vậy xử lý khi bé bị té đập đầu như thế nào? Dưới đây là những lời khuyên cho bạn.

banner ads

Xử lý khi bé bị té dập đầu

Việc đầu tiên là bạn phải bình tĩnh kiểm tra vết thương ở đầu cho bé, không nên la hét hay khóc vì sẽ khiến bé hoảng sợ.

1
Khi bé bị té cha mẹ đừng nên hoảng sợ mà cần bình tĩnh xử lý

Nhanh chóng cầm máu cho vết thương trên đầu, dùng một tấm vải sạch ép nhẹ vào vết thương và băng lại. Bạn có thêm vài viên đá lạnh bên trong khăn băng đầu để nhanh chóng cầm máu.

Khi máu đã cầm và bé có thể tỉnh táo, đi lại, nói năng, chơi đùa bình thường bạn nên tiến hành chườm lạnh cho bé để làm tan cục bướu do té ngã gây nên trên đầu. Nên chườm chừng 20 phút để tan bướu và theo dõi bé.  Bạn cũng cần giữ bé thức sau đó 1 giờ để coi có các triệu chứng bất thường nào không. Sau đó bạn có thể cho bé ngủ 1 chút nhưng không được quá 20 phút thì đánh thức bé dậy để theo dõi tiếp.

Những trường hợp nguy hiểm cần đưa bé nhập viện để điều trị

banner ads

Nếu bị té chỉ bị rách da thì ngoài việc chảy máu bé không có nguy hiểm. Còn nếu bé bị chấn thương hộp sọ hay chấn thương não bộ thì mức độ nguy hiểm là rất cao, bạn nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện có đầy đủ chức năng để khám và chữa.

Các dấu hiệu cho thấy đầu bé bị tổn thương nặng sau cú ngã gồm có:

  • Bất tỉnh: Nếu bé bất tỉnh sau khi ngã dù rất ngắn thì có thể có khối máu tụ trong sọ do va đập gây ra. Còn trường hợp bé khóc thét thì mẹ có thể yên tâm là bé vẫn tỉnh táo.
  • Rối loạn tri giác: Nếu sau khi ngã bé có biểu hiện như khó dỗ, lơ mơ, hay không chống cự khi bạn chườm lạnh thì cũng là dấu hiệu cho thấy não bộ đã bị tổn thương.
  • Nếu bé nôn từ 3 lần trở lên thì cần đi khám bác sĩ. Nếu bé không có biểu hiện này thì mẹ cũng nên phòng bằng cách chỉ cho bé uống nước sau khi bị té vài giờ, không nên cho bú hay ăn thức ăn.
2
Mẹ cần nhanh chóng kiểm tra vết thương và xem bé có dấu hiệu bất thường gì không để xử lý kịp thời
  • Bé đi loạng choạng và không giữ được thăng bằng, cảm thấy chóng mặt thì cũng cần nhanh chóng đưa bé đi nhập viện.
  • Một số các biểu hiện nguy hiểm khác như: Bé quấy khóc không thể dỗ, bé bị đau đầu và càng lúc càng tăng, bé bị chảy máu từ lỗ mũi hay lỗ tai, yếu liệt tay chân, thị giác bị kém đi, bé ngủ nhiều, bé thở ngắt quãng, da nhợt nhạt tím tái, co giật…

Như vậy khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường này mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám kỹ càng hơn để sớm phát hiện các tổn thương và điều trị kịp thời.

Mẹ đừng nên lúng túng khi xử lý khi bé bị té đập đầu. Việc mất bình tĩnh có thể khiến mẹ không nhận ra các dấu hiệu cần thiết và trở nên lo lắng thái quá cũng như không có phản ứng cần thiết để chăm sóc bé.

Theo dõi tại nhà sau khi được bác sĩ thăm khám

Trong một số trường hợp trẻ bị tổn thương não nhưng chưa có biểu hiện gì nên bác sĩ sẽ yêu cầu theo dõi tại nhà. Trong vài ngày sau đó nếu bé có dấu hiệu như quấy khóc nhiều; đau đầu gia tăng; buồn nôn hay nôn nhiều; gặp khó khăn khi đi lại, nói năng hoặc nhìn; lơ mơ, khó đánh thức; cử động bất thường, co giật, thì mẹ nên nhanh chóng đưa bé nhập viện trở lại.

3
Nếu bé có dấu hiệu bất thường cần nhập viện trở lại ngay lập tức

Thường thì trẻ bị té đập đầu không gây nên các chấn thương quá nặng nhưng mẹ cần đưa bé đi khám nếu nghi ngờ. Ngoài ra nếu theo dõi không thấy trẻ có dấu hiệu bất thường thì mẹ yên tâm về sau bé cũng sẽ khỏe mạnh nhé.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI