1. Nguyên liệu chuẩn bị
- 5g tổ yến đã qua sơ chế
- 3 thìa đường phèn
- 500ml nước
- 1 nhánh gừng
- Một chén sứ nhỏ
- Nồi nắp kiếng
2. Cách làm yến xào
Bước 1 : Cho yến vào nước sôi nguội ngâm khoảng 30 phút để yến mềm. Đối với những chỗ yến chưa tan bạn nên dùng tay bóp nát ra, rồi dùng rây để bỏ hết phần nước yến, sau đó cho yến vào chén sứ.
Bước 2 : Đổ nước vào nồi chuẩn bị chưng yến rồi đặt chén yến vào trong nồi. Lượng nước chỉ cần ngập 2/3 chén đựng yến là được. Bắc nồi lên bếp để đun sôi lượng nước trong nồi, chưng khoảng 30 phút là yến chín. Bạn cũng có thể dùng nồi hấp, thay vì hấp cách thủy.
Bước 3 : Trong lúc đợi yến xào chín bạn tiến hành cạo lớp vỏ ngoài của gừng, rửa sạch, thái thành từng sợi nhỏ. Đến khi yến đã chín bạn tắt bếp rồi cho phần gừng sợi, đường phèn vào trong chén yến, vẫn để chén yến trong nồi. Dùng thìa khuấy đều chén yến để đường và gừng hòa lẫn với yến.
Bước 4 : Đợi 5 phút cho chén nguội bớt thì nhấc chén yến ra ngoài. Có thể dùng yến sào nguội hoặc nóng tùy thích. Bạn ăn đều đặn trong một thời gian sẽ rất tốt cho sức khỏe, được ví như thuốc bổ vậy.
3. Lưu ý khi làm yến sào
- Lượng nước trong chén yến yêu cầu phải ngập hết yến để đủ lượng nước cho yến nở ra. Bạn có thể điều chỉnh lượng nước phù hợp, để chén yến có thể loãng hoặc đặc tùy sở thích mỗi người.
- Nên nấu yến sào với lửa vừa, để giữ được nhiệt độ ở trong chén sứ dao động từ 70 - 80 độ. Nếu đun trên ngọn lửa quá lớn thì chất protein trong yến sẽ mất đi do tiếp xúc với nhiệt độ cao.
- Thời gian chưng yến phải dao động từ 20 - 30 phút để yến có phần hương vị đậm đà, sợi yến có độ dai giòn phù hợp. Đối với trẻ nhỏ và người già nếu muốn cơ thể hấp thụ các dưỡng chất từ yến tốt nhất bạn nên hầm tầm 5 - 6 giờ để sợi yến tan ra.
- Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian bạn có thể sử dụng thố điện để chưng yến thay vì chưng bằng bếp lửa.
- Không cho tổ yến vào lò vi sóng để chưng vì lò vi sóng có nhiệt độ khá cao sẽ phá hủy đi chất dinh dưỡng của yến.
- Sử dụng đường phèn, gừng thêm vào bát yến sẽ giúp trung hòa tính lạnh của tổ yến, giúp làm ấm bụng còn tăng thêm phần hương vị cho bát yến khi ăn. Nên cho đường phèn và gừng sau khi đã tắt bếp.
4. Về chất dinh dưỡng trong yến sào
- Ăn yến sào giúp nâng cao sức khỏe, phòng tránh một số bệnh tật đối người dùng. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai , người mắc bệnh nặng thì yến sào giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể rất tốt.
- Tổ yến chứa nhiều vi chất và khoáng chất, các axit amin quý giúp cho cơ thể người dùng dễ hấp thụ.
- Tổ yến là loại thực phẩm khá đắt nhưng có hiệu quả trong việc phục hồi sức khỏe. Những người ốm mới dậy ăn một chén yến sào bằng uống mấy liều thuốc.
Với cách làm yến sào chi tiết như ở trên, hy vọng bạn sẽ không lúng túng khi chế biến món ăn này, hoặc băn khoăn liệu mình đã chế biến đúng cách. Như thông tin chia sẻ, tổ yến giàu dinh dưỡng được xem như một trong các loại thuốc bổ tự nhiên, vì vậy nếu bạn muốn bổ sung thực đơn những món ăn bồi bổ sức khỏe cho gia đình, thì chưng tổ yến hay chế biến các món ăn từ yến sào như chè tổ yến , cháo tổ yến,... là những gợi ý rất phù hợp.
Phương Lê tổng hợp