1. Những công dụng của lá trầu không đối với sức khỏe
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trong 100g lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu. Ngoài ra, lá trầu không còn có hoạt tính kháng sinh cực mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn coli, lỵ...
Lá trầu không cũng có tác dụng rất mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.
Ngoài ra, lá trầu không còn có tác dụng giảm đau, chống táo bón, khắc phục tình trạng khó tiêu, hạn chế cơn đau do đầy hơi, tăng cảm giác thèm ăn, bảo vệ răng miệng, chữa ho, chữa cảm, chữa viêm phế quản, khử trùng, trị nấm...
Đặc biệt, lá trầu không còn được sử dụng trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ sau sinh và trẻ sơ sinh. Trong đó, rất nhiều phụ nữ sau sinh sử dụng lá trầu không để giảm viêm, chống nám, làm đẹp da...
2. Hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?
Với những công dụng tuyệt vời của lá trầu không đối với sức khỏe con người, nhiều mẹ rỉ tai nhau, lá trầu không có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên và chữa được nhiều bệnh như:
- Ấp lá trầu không sau khi hơ nóng vào bụng trẻ sẽ giúp bé nhanh nín khóc. Cách này thường áp dụng cho trẻ hay khóc dạ đề thuộc dạng tỳ vị hư hàn. Ngoài đắp ở bụng, một số mẹ cũng đắp ở mông, đùi, tay, chân cho bé để có tác dụng giúp nín khóc.
- Hơ lá trầu không cho ấm đặt vào thóp bé, giữ nguyên 10 phút sẽ giúp bé hết nấc cụt.
- Đối với trẻ bị trầy xước tay chân, phát ban, sưng viêm, khó tiêu, táo bón thì giã lá trầu không rồi đắp lên chỗ bị đau sẽ hiệu nghiệm. Đối với đau bụng thì hơ nóng lá trầu, vuốt bụng khoảng 5 phút từ trên xuống dưới.
Lý giải theo Đông y, lá trầu không như một loại thuốc kháng sinh nên có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn gây bệnh thông thường nên khi trẻ khóc có thể là biểu hiện của bệnh đau nhức, đau bụng, khó tiêu, người mệt... Vì vậy, sử dụng lá trầu không giúp tiêu diệt một số vi khuẩn, virus trên người trẻ giúp trẻ nhanh hết bệnh và không khóc.
Còn theo Tây y, nếu chỉ sử dụng lá trầu không thì chỉ giúp trẻ hết khóc tạm thời, để biết chính xác con đang gặp vấn đề gì sức khỏe, mẹ nên cho trẻ đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nếu chữa trị theo truyền miệng và thiếu cơ sở khoa học có thể khiến tình trạng bệnh con nặng hơn.
Nhìn chung, việc hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh hay không phụ thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ, nếu thấy bệnh của con không thuyên giảm cần đưa con tới các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kịp thời.
Yeutre.vn (Tổng hợp)