Cách hay giúp mẹ chấm dứt tình trạng "tập 1" ăn hiếp "tập 2"

Không ít trường hợp, mẹ sinh em bé, trẻ thường tỏ ra khó chịu và hay đánh em. Ban đầu, trẻ có thể lén lút đánh em khi mẹ không để ý, nhưng sau đó, tần suất “bắt nạt” em có thể lên cao và không ngần ngại đánh em trước mặt mẹ.

banner ads

Trong trường hợp này, mẹ phải làm gì để “đối phó” với “đầu gấu” nhí ở trong nhà? Dưới đây, là một vài mẹo giúp mẹ đối phó với trẻ mà mẹ có thể tham khảo.

Tâm sự nhẹ nhàng với trẻ

10324-tam-su-voi-con.jpg

Cha mẹ nên tâm sự nhẹ nhàng với trẻ

Tâm lý chung khi trẻ đánh em bé chủ yếu là do trẻ ghen tị vì nghĩ rằng mình không còn được bố mẹ thương nữa. Vì vậy, khi nhận thấy trẻ có những hành động đánh, nhéo, cấu em thì mẹ cần phải hỏi lý do vì sao trẻ lại đánh em. Khi trẻ nói ra suy nghĩ của mình, mẹ hãy nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu, đó là hành động không tốt và không thể chấp nhận được. Vì em bé là em của trẻ, nếu trẻ đánh em chắc chắn em sẽ đau, bố mẹ sẽ buồn.

banner ads

Không quát mắng và chế giễu trẻ

Một số bà mẹ thường có xu hướng giận dữ khi thấy trẻ đánh em bé hoặc một số khác lại trêu chọc trẻ như: “Giờ con đánh em, mai mốt em lớn sẽ đánh lại con”, “Lớn rồi còn đánh em”… Vô hình trung, cha mẹ đã gieo vào đầu trẻ sự “trả thù” và hình thành những tình cảm không tốt của trẻ đối với em bé.

Vẫn đối xử với trẻ giống như trước khi có em bé

Nhiều cha mẹ khi sinh em bé thường xao nhãng việc quan tâm đến trẻ. Ví dụ như mẹ quên làm món trứng trẻ yêu thích, quên mua đồ chơi cho trẻ hay quên dẫn trẻ đi công viên cuối tuần… Chính vì những điều đó khiến trẻ ghen tị với em.

Tốt nhất, mẹ hãy cố gắng duy trì cuộc sống của trẻ giống như trước khi sinh em bé để trẻ không cảm thấy bị lạc lõng. Với những công việc mà mẹ không thể làm cho trẻ như trước kia thì hãy nhẹ nhàng nói với con vì sao, và đừng quên sẽ làm điều đó với trẻ khi em bé đủ lớn.

Cho trẻ thời gian suy nghĩ

10325-tre-suy-nghi.jpg

Cho trẻ thời gian suy nghĩ về việc mà trẻ đã làm

Những lời mẹ nói và giáo dục trẻ ngay lúc đó, chắc chắn trẻ chưa thể tiếp thu được. Vì vậy, mẹ hãy cho trẻ thời gian suy nghĩ về hành động của mình khi đánh em bé. Thời gian có thể là vài ngày hoặc vài tuần. Trong khoảng thời gian đó, mẹ nên chú ý tới cảm xúc của trẻ. Đồng thời, mẹ cũng nên cất những vật nhọn, sắc có tính sát thương cao để tránh tình trạng trẻ sử dụng và đánh em bé.

Khuyến khích trẻ chăm sóc em

Nhờ đó, trẻ sẽ nảy sinh tình cảm với em bé và có trách nhiệm hơn. Chắc chắn, việc đánh em sẽ không còn, thay vào đó trẻ sẽ trở thành người anh/chị mẫu mực đối với em bé.

Can thiệp tâm lý

Nếu trẻ có hành vi thô bạo với em là do bắt chước mọi người xung quanh hoặc tivi thì cha mẹ phải can thiệp tâm lý ngay lập tức. Cần giải thích cho trẻ hiểu đâu là hành vi đúng, hành vi sai. Cha mẹ nên rèn luyện cho trẻ khả năng kiềm chế để trẻ có thể làm chủ hành động của mình.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI