Cách hay giúp mẹ cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, chập chờn, hay vặn mình, khóc giữa đêm khiến không ít mẹ lo lắng ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Mẹ nên làm gì để cải thiện vấn đề này?

banner ads

1. Lý giải vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

Trẻ sơ sinh có giấc ngủ ngắn

Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh có giấc ngủ ngắn, ngủ nhiều và không sâu giấc. Đặc biệt, trẻ bú mẹ thường có giấc ngủ ngắn hơn bú bình do sữa mẹ nhanh tiêu hóa hơn.

Trong 3 tháng đầu, trẻ sẽ ngủ từ 17 - 20 tiếng nhưng số lần thức dậy đòi ti cũng nhiều. Trẻ có thể dậy vào ban ngày hay nửa đêm và không ít mẹ rơi vào trạng thái mệt mỏi trong giai đoạn này. Cũng theo các bác sĩ, có tới 50% em bé không ngủ sâu giấc và điều này hoàn toàn bình thường, phù hợp với quá trình phát triển tâm sinh lý ở trẻ sơ sinh.

banner ads

Ngoài ra, khi trẻ ngủ không sâu giấc trẻ thường quấy khóc, nguyên nhân do trẻ đói hoặc có nhu cầu được ôm ấp vỗ về. Một số chuyên gia cho rằng, giấc ngủ của trẻ ngắn và chưa thể tự ngủ lại được, nên trẻ có hành động khóc giống như thông báo để bố mẹ biết, dỗ trẻ vào giấc ngủ.

2. Khi nào trẻ ngủ không sâu giấc mới đáng lo?

Ngủ không sâu giấc là vấn đề hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, mẹ cũng không nên chủ quan và thường xuyên theo dõi các dấu hiệu đi kèm ở trẻ. Nếu trẻ vẫn bú mẹ tốt, lên cân thì không đáng lo, nhưng nếu ngủ không sâu giấc và chảy mồ hôi đầu nhiều, rụng tóc, hay giật mình, chậm lên cân, bú ít thì có thể trẻ đang bị thiếu vitamin D.

Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ còi xương, mẹ cần cho trẻ đi khám để giúp trẻ bổ sung thêm vitamin D, ăn ngon và ngủ ngoan hơn.

3. Mẹ làm gì khi trẻ ngủ không sâu giấc do sinh lý

Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ ngủ

Ngoài vấn đề bệnh lý cần được thăm khám, với trẻ ngủ không sâu giấc do sinh lý, mẹ chú ý:

- Nên tạo không gian ngủ thoáng mát, rộng rãi để trẻ tự do ngủ hay lăn lộn mà không gặp khó khăn gì.

- Duy trì nhiệt độ trong phòng từ 25 - 27 độ để trẻ luôn cảm thấy dễ chịu.

- Cho trẻ bú thật no trước khi đi ngủ sẽ giúp con ngủ sâu và ngoan hơn.

- Mặc quần áo thoáng mát cho con, giúp con thấm hút mồ hôi dễ dàng và ngủ ngon.

- Khi bé thức giấc nửa đêm, mẹ cần giao tiếp nhanh với bé để dỗ bé vào giấc ngủ. Mẹ có thể cho con ti ngay lúc đó mà không cần nói chuyện hay chơi, nhờ vậy bé sẽ có thói quen ngủ xuyên đêm và không tỉnh dậy nửa đêm đòi chơi.

- Để bé ngủ ngon hơn vào ban đêm, mẹ có thể lấy nước ấm và lau người cho bé sạch sẽ, khô ráo. Với bé lớn hơn, mẹ có thể tắm cho bé cùng chút rượu, nhờ vậy, bé cảm thấy sạch sẽ mà không lo bị cảm gió, cảm lạnh.

- Khi thấy bé khóc, mẹ dùng tay vỗ nhẹ, hát ru cho bé, đừng vội vàng lo lắng hoặc âu yếm bé quá mức khiến bé càng được đà khóc to hơn.

- Mẹ cũng có thể cho bé chơi vào ban ngày nhiều hơn, bé sẽ mệt và ngủ nhanh vào buổi tối.

Với những bé dưới 3 tháng tuổi, mẹ sẽ không thể nào giúp bé ngủ xuyên đêm được, vì việc ngủ ngắn, ngủ không sâu, đòi ti là những dấu hiệu phát triển sinh lý bình thường. Mẹ có thể luyện bé ngủ xuyên đêm khi bé được 6 tháng tuổi. Lúc này, bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm và có thể ngủ ngon hơn.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI