Cách chăm sóc toàn thân giúp bà bầu trải qua 9 tháng 10 ngày an toàn

Ngực, bụng, lưng, răng miệng… đều là những bộ phận thay đổi nhiều khi mẹ mang thai. Để bảo vệ những vùng này, hãy bỏ túi những bí quyết sau nhé!

banner ads

Chăm sóc bộ ngực

cach cham soc toan than cho me bau 2
Mẹ nên dùng áo ngực chuyên dụng.

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ khiến các mô ở ngực của mẹ thay đổi và lưu lượng máu gia tăng kích cỡ ngực và gây ra ngứa, đau khi chạm vào. Đồng thời các tĩnh mạch nổi lên nhìn giống như gân xanh xuất hiện ngay dưới da. Cũng vậy, đầu ngực to hơn, sẫm màu cùng với quầng vú.

Dù vậy lúc này mẹ bầu không nên kỳ cọ làm đau chính mình, mà việc tác động đến nhũ hoa có thể gây ra các kích thích cho tử cung ảnh hưởng không tốt đến thai nhi đấy. Để giảm cảm giác khó chịu cho bộ ngực mẹ có thể chườm mát hoặc xoa các loại kem dưỡng ẩm có tinh chất thiên nhiên.

Ngoài ra, vùng ngực cũng dễ bị rạn trong thai kỳ do sự gia tăng kích thước đột ngột. Mẹ nên bôi kem chống rạn với tinh chất từ dầu oliu và vitamin A, E, D để có tác dụng ngăn ngừa rạn da tốt nhất.

Trong ba tháng cuối thai kỳ mẹ cũng nên sử dụng áo lót dành riêng cho mẹ bầu để hỗ trợ cho bộ ngực tránh tình trạng chảy xệ sau này. Mẹ nên chọn loại áo ngực dành cho mẹ nuôi con để không phải tốn kém thêm sau khi sinh nhé.

banner ads

Loại áo ngực này có cỡ lỡn, ôm trọn ngực, có phần đỉnh rộng, có lót cotton để thấm hút và dây áo đàn hồi tốt. Nên chọn áo có mức nới rộng rãi để sau sinh nếu kích thước ngực tiếp tục tăng thì mẹ cũng không cảm thấy khó chịu.

Chăm sóc vùng bụng

Massage, vuốt ve bụng nhẹ nhàng không chỉ là cách để bố mẹ giao tiếp với em bé mà còn là cách để mẹ cảm thấy dễ chịu hơn đấy.

cach cham soc toan than cho me bau 3
Vùng bụng dễ bị rạn da nhất trong thai kỳ

Vùng bụng cũng là khu vực cực kỳ dễ bị rạn trong thai kỳ. Kích thước vòng 2 có sự thay đổi lớn nhất khi mẹ mang thai. Cùng với rạn mẹ còn có thể cảm thấy ngứa ngáy do cấu trúc da tại đây bị thay đổi. Do đó, mẹ hãy dùng các loại kem chống rạn và kem dưỡng thể an toàn với mẹ bầu để chăm sóc cho khu vực này.

Đồng thời, việc massage cần tránh mạnh tay như đang nhào nặn mỡ bụng để tránh gây kích thích các cơn co tử cung.

Sự động chạm âu yếm nhẹ nhàng lên bụng mẹ cũng kích thích thai nhi tăng trưởng tốt hơn vì cảm nhận được tình yêu thương của ba mẹ đấy.

Chăm sóc lưng

Lưng của mẹ bầu sẽ chịu rất nhiều áp lực trong thai kỳ, trở nên mỏi và đau. Tuy nhiên, mẹ không được đấm lưng nhé.

cach cham soc toan than cho me bau 4
Lưng dễ bị đau.

Để hạn chế cảm giác khó chịu tại vùng lưng mẹ bầu nên nhờ đến sự hỗ trợ của gối. Kê gối khi ngồi, nằm, chêm vào lưng, chân, đùi để cảm thấy thoải mái hơn.

Mẹ cũng tránh đi giầy cao gót, ưu tiên cho giầy bệt và nếu có gót cũng chỉ 2cm thôi.

Khi ngồi hoặc đứng mẹ nên luôn giữ thế thẳng người và tránh giữ nguyên tư thế quá lâu.

Mỗi ngày mẹ cũng nên tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày để cải thiện tình trạng ở lưng .

Giữ vệ sinh răng miệng

Răng của mẹ bầu sau khi sinh có xu hướng yếu đi trầm trọng do mất canxi trong thai kỳ. Chính vì vậy việc bổ sung đủ canxi là vô cùng cần thiết cho hệ xương của mẹ bầu được khỏe mạnh.

cach cham soc toan than cho me bau 1
Mẹ nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ trong thai kỳ

Ngoài ra, sự suy yếu này cũng khiến cho các bệnh răng miệng dễ dàng trở nên nguy hiểm đối với mẹ bầu và cả bé. Do đó, vệc giữ vệ sinh răng miệng khi mang thai là cực kỳ cần thiết.

Mẹ nên đánh răng sạch mỗi ngày 2 lần, massage lợi, không cắn vật quá cứng như mía hay mở nút chai, không ăn uống đồ quá nóng hay quá lạnh và tránh các tật xấu như xỉa răng, ngậm kẹo, ăn vặt nhé.

Mẹ cũng nên thường dùng các thức uống tốt cho việc điều trị và phòng ngừa các bệnh về răng lợi (viêm nhiệt, chảy máy chân răng, chỗ mép, nha chu…) như: bột sắn dây, nước mơ, nước chanh… Ngoài ra mẹ cũng nên uống nhiều nước. Mẹ sẽ cần khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày vì cơ thể mẹ trong thai kỳ sẽ nóng hơn bình thường đấy.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI