1. Cách lấy ráy tai khô/cứng
Ráy tai là chất bôi trơn tự nhiên và giúp cho ống tai khỏi bị tổn thương, nhiễm trùng. Khi mẹ lấy ráy tai ra ngoài sẽ giúp tai trẻ đẩy được bụi bẩn, vi khuẩn ra ngoài nhờ vậy trẻ không bị ngứa hoặc nhiễm trùng tai.
Trong đó, ráy tai khô được coi là ráy tai "an toàn" và khá dễ lấy đối với trẻ nhỏ. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, mẹ chỉ cần khéo léo và nhẹ nhàng chút là được:
- Mẹ kiểm tra ráy tai trẻ nhiều hay ít bằng cách dùng đèn pin loại nhỏ soi vào tai trẻ.
- Mẹ cho trẻ nằm gối cao, nghiêng sang một bên để dễ lấy.
- Mẹ lấy khăn ẩm lau ngoài ống tai cho trẻ, nên lau sau mỗi lần tắm là tốt nhất, tránh để nước rơi vào tai trẻ.
- Mẹ dùng khăn giấy mỏng, loại mềm, xoắn đầu khăn như một cái kén rồi đưa một đoạn ngắn vào ống tai trẻ và ngoáy nhẹ nhàng. Cách làm này sẽ khiến ráy tai của trẻ tự rụng ra, bám vào khăn và ra ngoài. Mẹ tránh ngoáy mạnh vì có thể kích thích ống tai dẫn tới đau và viêm tai hoặc khiến ráy tai sản sinh ra nhiều ráy tai hơn.
- Ngoài ra, mẹ có thể dùng tăm bông loại đầu nhỏ, chắc chắn (chọn loại tăm bông uy tín để tránh khi ngoáy tai, đầu bông rơi xuống ống tai). Mẹ lấy một ít nước muối sinh lý, sau đó thấm ướt tăm bông và ngoáy tai nhẹ nhàng cho bé. Nhờ vậy, ráy tai sẽ bám vào tăm bông và theo ra ngoài.
Đối với ráy tai khô nhưng cứng, cục lớn, việc sử dụng tăm bông sẽ không mang lại hiệu quả cao, các mẹ có thể sử dụng dụng cụ lấy ráy tai. Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện phương pháp này với trẻ lớn vì trẻ đã ý thực được việc lấy ráy tai và ngồi im để mẹ lấy, trẻ nhỏ hơn có thể hiếu động và khó lấy hoặc gây nguy hiểm cho trẻ như mẹ chọc dụng cụ lấy ráy tai vào sâu trong tai, gây trầy xước ống tai...
2. Cách lấy ráy tai ướt cho trẻ
Ráy tai ướt để lâu trong tai có nguy cơ gây nhiễm trùng tai. Vì vậy, mẹ thường xuyên phải theo dõi ráy tai của trẻ, hạn chế để nước vào tai và lấy ráy tai cho trẻ.
Các bước lấy ráy tai ướt cho trẻ như sau:
- Mẹ dùng đèn pin nhỏ kiểm tra ráy tai của trẻ nhiều hay ít.
- Sử dụng tăm bông loại tốt, đầu nhỏ.
- Mẹ cho trẻ nằm trên gối cao, nghiêng sang một bên.
- Đưa nhẹ nhàng tăm bông vào trong tai và ngoáy đều. Mẹ lưu ý, ngoáy tai nhẹ nhàng để tránh làm xước ống tai.
- Sau khi lấy xong mẹ có thể day nhẹ tai để bé cảm thấy dễ chịu (hoặc không cần day tai).
Yeutre.vn (Tổng hợp)