Không cho trẻ ăn các loại hạt
Không nên cho trẻ ăn các loại hạt vào dịp tết
Cha mẹ không nên chiều theo sở thích của trẻ mà cho con ăn các loại hạt. Vì hàm răng trẻ còn yếu, chưa thể nhai nhuyễn và xử lý hạt tốt như trẻ lớn. Chưa kể, trẻ nhỏ thường có thói quen ăn cả vỏ hạt dưa hay hạt hướng dương thay vì ăn phần thịt. Vì vậy, trẻ có nguy cơ bị hóc dị vật hạt rất cao.
Nếu trẻ vẫn muốn ăn, cha mẹ nên tách hạt cho trẻ và kiểm soát quá trình trẻ ăn để phòng chống hóc dị vật ở trẻ.
Không cho trẻ ngậm kẹo, bánh
Các loại kẹo cứng, kẹo mềm hay bánh đều là nguyên nhân gây hóc dị vật ở trẻ. Bởi trẻ thường hiếu động, chạy nhảy khi ăn nên rất dễ bị nuốt kẹo, bánh và gây ra hóc dị vật. Chưa kể, các loại kẹo đều được thiết kế dạng hình tròn hoặc elip rất dễ trôi xuống cổ họng và gây hóc dị vật ở trẻ.
Để bánh kẹo xa tầm nhìn của trẻ
Để hạn chế tình trạng hóc dị vật ở trẻ, các loại bánh kẹo vào dịp tết nên được cất trên cao hoặc xa tầm nhìn của trẻ. Như vậy, trẻ sẽ không thấy và không đòi ăn nữa.
Không cho trẻ ăn thạch
Thạch rau câu là nguyên nhân hàng đầu gây hóc dị vật ở trẻ và có thể gây tử vong. Vì thạch mềm, thiết kế theo hình khuôn tròn rất dễ lọt vào cổ họng trẻ. Chưa kể, khi lọt vào cổ họng, thạch sẽ chắn toàn bộ đường thở của trẻ và dẫn tới tắc đường thở, tử vong ở trẻ. Do đó, cha mẹ tuyệt đối không chiều theo sở thích của trẻ và mua thạch vào dịp tết để phòng hóc dị vật ở con.
Không la bé khi bé đang ăn thực phẩm dễ hóc dị vật
Nhiều cha mẹ thấy con ăn bánh kẹo hay hạt dưa liền quát mắng trẻ, điều này khiến trẻ sợ hãi và khóc thét. Khi khóc, trẻ sẽ không kiểm soát được thực phẩm trong miệng và dễ nuốt vào gây hóc dị vật. Do đó, khi thấy con ăn, hãy nhắc nhở con nhai kỹ và quan sát trẻ ăn để phòng chống hóc dị vật ngay sau đó.
Mẹ lưu ý, khi trao đổi đồ vật với trẻ cần phải thực hiện giữ lời hứa, nếu không lần sau trẻ sẽ không nghe lời mẹ nữa đâu.
2. Xử lý hóc dị vật ở trẻ
Cha mẹ cần kiểm soát khi trẻ ăn các loại hạt
Khi nhận thấy con bị hóc dị vật, mẹ cần bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân gây hóc dị vật ở trẻ:
- Mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống nước ngay sau khi con bị hóc vì nước có thể làm dị vật trôi sâu hơn xuống cổ họng và không thể lấy ra được, gây tắc đường thở. Với các loại dị vật dạng tinh bột, nước có thể làm dị vật nở ra và gây tắc đường thở ở trẻ.
- Mẹ nên kiểm tra xem con bị hóc dị vật là gì để kịp thời xử lý.
- Nếu bé nói được, thở được hãy đưa bé đến bệnh viên cấp cứu ngay lập tức, tuyệt đối không dùng tay móc vì như thế có thể vô tình đẩy dị vật vào sâu hơn.
- Nếu bé tím tái, khó thở cần dùng tay vỗ tay, ấn ngực để bé không bị ngạt thở. Với trẻ lớn thì có thể dùng tay ôm ngang ngực, ấn mạnh để tống dị vật ra ngoài. Trong quá trình vừa thực hiện vừa đưa trẻ tới trạm y tế gần nhất.
Yeutre.vn (Tổng hợp)