Các bước xử lý nhanh trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi để tránh nguy hiểm tính mạng

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi có thể gây tắc nghẽn đường thở nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy trong trường hợp này mẹ cần xử lý càng nhanh càng tốt để bé có thể bình thường trở lại.

banner ads

Nguyên nhân làm bé bị sặc sữa

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi thường là do núm vú có lỗ quá to khiến sữa chảy nhanh và bé không nuốt kịp.

3
Vừa bú vừa ngủ khiến bé bị sặc sữa lên mũi

Một số bé có thói quen vừa ăn vừa ngủ và ngậm núm vú nhưng không nuốt sữa. Điều này có thể khiến bé bị sặc khi thở mạnh.

Trẻ hóng chuyện mẹ nói khi đang bú và cười có thể khiến sữa tràn vào khí quản và gây sặc.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi

banner ads

Khi phát hiện bé có dấu hiệu sặc sữa mẹ cần sơ cấp cứu cho bé nhanh nhất có thể.

Lúc này mẹ cần lấy sữa ra khỏi đường hô hấp của bé, cách nhanh nhất là dùng miệng hút mạnh đường miệng và mũi bé để lấy sữa ra ngoài. Hút càng nhanh và mạnh càng tốt tránh để sữa đi sâu vào khí quản bé sẽ khó hút ra, khiến trẻ bị tắc thở và khó cứu hơn.

Nếu sơ cấp cứu mà bé vẫn tắc thở thì mẹ cần nhanh chóng đánh mạnh để bé khóc và thở lại được, sau đó nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Khi phát hiện trẻ sặc, khó thở, tím tái thì mẹ cũng có thể xử lý nhanh bằng cách đặt trẻ nằm sấp lên cánh tay và dùng bà tay vỗ mạnh vào lưng trẻ ở vị trí giữa 2 xương bả vai. Nếu trẻ khóc được và hết tím tái thì đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi.

2
Việc cần kíp khi bé bị sặc sữa lên mũi là dùng miệng hút sữa trong khoang mũi, miệng của bé ra ngoài

Còn nếu trẻ vẫn còn tím tái thì mẹ nhanh chóng ấn ngực trẻ bằng ngón trỏ và ngón giữa tại vùng xương ức, là khoảng trên xương ức và dưới đường nối 2 bên ngực. Thực hiện ấn mạnh 5 cái liên tiếp, nếu trẻ vẫn khó thở thì ấn lại 6 lần liên tiếp.

Như vậy, khi trẻ bị khó thở do sặc sữa, mẹ cần nhanh chóng sơ cấp cứu cho bé trước khi đưa bé đến bệnh viện mẹ nhé.

Cách cho con bú không bị sặc sữa

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi rất khó xử lý nên cách tốt nhất là mẹ phòng ngừa cho trẻ không bị sặc.

Theo đó khi cho bé bú mẹ không nên để bé vừa bú vừa ngủ. Và khi đang cho bé bú mẹ cũng không nên cười đùa với bé, dễ làm bé cười và gây sặc.

Mẹ nên cho bé bú từ từ, bế bé cao đầu không nên gập cổ hay ngửa cổ và giữ cho bé có tư thế thoải mái.

Nếu bé đang bú mà bị ho hay khóc thì mẹ nên ngừng cho bé bú ngay.

1
Cần cho bé bú bình đúng cách

Còn khi cho bé bú nếu sữa về quá nhiều có nguy cơ khiến bé bị sặc thì mẹ dùng tay kẹp bớt đầu vú để ngăn sữa xuống. Còn nếu cho bé bú bình thì tránh để lỗ to dễ khiến bé bị sặc và chú ý chọn núm vú hợp với độ tuổi bé. Thêm vào đó mẹ cũng cần nghiêng bình sữa 45 độ để sữa ngập cổ bình và tránh cho bé nuốt phải không khí dễ dẫn đến nôn ọe sữa.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI