Các bước xử lý nhanh khi trẻ bị bỏng phòng ngừa biến chứng

Trẻ bị bỏng nếu không kịp thời xử lý có thể nguy hiểm tới tính mạng của con hoặc gây tàn phế suốt đời. Với những bước xử lý nhanh khi trẻ bị bỏng nước sôi dưới đây sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng bỏng nặng và gây nguy hiểm cho con.

banner ads

46406-alobacsisocuubongbangnuocdalanh.jpg

Trẻ bị bỏng rất nguy hiểm

Theo thống kê tại các cơ sở y tế, trong các nguyên nhân gây bỏng cho trẻ thì bỏng nước sôi là nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao nhất. Tuy nhiên, hầu hết hiện nay các mẹ chưa có kỹ năng xử lý nhanh khi trẻ bị bỏng nước sôi khiến tình trạng bỏng của trẻ nặng hơn và nguy kịch tới tính mạng.

Trong đó, các bác sĩ đều khuyến cáo, việc sơ cứu đúng cách, kịp thời là yếu tố quan trọng trong việc giúp vết thương không ăn sâu vào bên trọng, hạn chế tối đa tình trạng bội nhiễm và các biến chứng nguy hiểm về bỏng.

1. Các bước sơ cứu nhanh khi trẻ bị bỏng

Vì vậy, ngay sau khi phát hiện con bị bỏng nước sôi, nước canh hay bỏng điện, bỏng lửa, hóa chất thì mẹ ngay lập tức:

- Bước 1: Mở vòi nước với tốc độ vừa phải, nước không nóng, không quá lạnh và xả trực tiếp vào vết bỏng của bé khoảng 15 - 20 phút. Điều này sẽ có tác dụng giảm đau, giảm nhiệt, giảm độ sâu vết thương, giảm nhiễm trùng và giảm tình trạng lan rộng của vết thương. Tuyệt đối không dùng nước đá lạnh để chườm lên vết bỏng vì có thể làm tình trạng bỏng nặng hơn.

- Bước 2: Sau khi xả nước xong, hãy cho bé ngồi vào nơi mát mẻ để bé lấy lại tinh thần. Sau đó từ từ tháo gỡ những vật dụng trên vết bỏng. Tuyết đối không dùng lực mạnh gạt các vật cản trên vết bỏng vì sẽ khiến bé đau đớn, vùng bỏng bị hở và gây nhiễm trùng. Ví dụ, nếu quần áo dính trên vết bỏng, bạn nên dùng kéo cắt quần áo, còn quần áo tại vết bỏng nên từ từ chờ vết bỏng khô rồi lấy quần áo ra hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thực hiện thao tác làm sạch vết bỏng.

46407-images10951071351744233chuabongchobe.jpg

Xả nước vào vết bỏng giúp giảm đau

- Bước 3: Không sử dụng bất kỳ chất gì bôi lên vết bỏng như kem đánh răng, thuốc mỡ, giấy... vì có thể khiến tình trạng bỏng nặng hơn. Các mẹ chỉ cần lấy gạc hoặc vải sạch băng bó vết bỏng là được.

- Bước 4: Nếu tình trạng bỏng nặng, rộng thì cần đưa trẻ tới trạm y tế gần nhất. Đối với vùng bỏng nhẹ, diện tích nhỏ thì mẹ chỉ cần sơ cứu như trên và theo dõi.

2. Phòng ngừa tai nạn bỏng ở trẻ

Trẻ nhỏ rất hiếu động và dễ bị tai nạn trong quá trình chơi, chạy nhảy. Đặc biệt là tai nạn bỏng, vì vậy để phòng ngừa tai nạn gây bỏng ở trẻ, cha mẹ lưu ý:

- Không cho trẻ chơi gần bếp vì có thể bị bỏng lửa hoặc bỏng nước sôi.

- Phích nước sôi, thức ăn nóng, bàn là, bật lửa cần phải để nơi trẻ không thể với lấy được.

- Bếp cần xây dựng cao, mặt phẳng, bề mặt rộng để trẻ không thể với tới các vật dụng nguy hiểm như phích, nồi canh.

- Không cho trẻ tự tắm dưới vòi nước nóng.

- Luôn luôn kiểm tra nhiệt độ thức ăn trước khi cho trẻ ăn để tránh gây bỏng miệng.

- Không vừa ăn đồ nóng vừa bé trẻ vì có thể làm đổ thức ăn lên người trẻ và gây bỏng.

- Trong quá trình nấu ăn không được để trẻ đến gần. Chỉ nên nhờ trẻ nhặt rau hoặc vo gạo. Còn việc nấu cha mẹ nên thực hiện nếu trẻ còn quá nhỏ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI