Các bệnh trẻ em hay mắc phải bố mẹ cần đặc biệt lưu ý đề phòng

Trẻ nhỏ sức đề kháng kém nên rất dễ mắc bệnh. Vậy các bệnh trẻ em hay mắc phải bao gồm những bệnh gì?

banner ads

47770-benh-tre-em-1.jpg

Viêm họng là một trong các bệnh trẻ em hay mắc phải

Dưới một cách nhìn khác, Tiến sĩ, Joanne Cox, người phát ngôn của Bệnh viện nhi Boston cho biết "Hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ do không được tiếp xúc với nhiều bệnh nhiễm trùng nên dễ bị bệnh hơn so với người lớn, những người đã xây dựng được hệ thống miễn dịch đối với nhiều loại vi trùng khác nhau". Mặc khác, do trẻ mới biết đi và trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo thường cho tay vào miệng sau khi cầm nắm tất cả mọi thứ nên khả năng nhiễm bệnh càng cao.

Vì vậy, về cơ bản trẻ luôn yếu thế trong trận chiến với vi rus và vi khuẩn . Tuy nhiên, nếu hiểu biết nhiều hơn về các bệnh trẻ em hay mắc phải, bạn sẽ phần nào giúp trẻ kiểm soát được chúng.

Cảm lạnh thông thường

Triệu chứng: Sốt nhẹ, nghẹt mũi, ho, đau họng và sốt. Nếu con có vẻ không dễ chịu, có thể cho trẻ dùng ibuprofen hoặc acetaminophen để hạ sốt. Khi dùng, nên làm cẩn thận làm theo hướng dẫn và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu con bạn dưới 6 tháng tuổi. Nếu dùng thuốc để trị ho và cảm, cần phải có chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng thuốc quá liều, nó có thể gây hại cho trẻ. Nếu trẻ xổ mũi, có thể sử dụng nước muối hoặc chai xịt dưỡng ẩm để thông chất nhầy cho trẻ. Trong nhà, nên có máy phun sương tạo độ ẩm để ngăn ngừa nấm mốc. Phần lớn, trẻ nhỏ trẻ nhỏ sẽ bình thường trở lại trong vòng 5-7 ngày.

RSV

Vi rút Respiratory synctial có thể ảnh hưởng đến phổi. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng tương đối nhẹ và gần giống với bệnh cảm lạnh. Nhưng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch yếu, bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh phổi mãn tính, RSV có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng, gây ra viêm tiểu phế quản (một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trong phổi) hoặc viêm phổi. Khoảng 150.000 trẻ em mỗi năm phải nhập viện do RSV. Do đó, hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu con thở khò khè, thở gấp hoặc khó thở, không chịu uống bất cứ thứ gì hoặc môi miệng xanh nhợt.

Bệnh ban đào

47771-benh-tre-em-2.jpg

Bệnh ban đào thường tấn công trẻ 2 tuổi và phổ biến nhất là trẻ mẫu giáo

Hai chủng phổ biến của virus herpes là nguyên nhân gây ra ban đào. Sau vài ngày sốt, trẻ sẽ phát ban có màu hồng nhạt. Một số trẻ bệnh rất nhẹ và không có bất kỳ dấu hiệu rõ ràng nào của bệnh. Trong khi đó, có những trẻ lại biểu hiện đầy đủ các triệu chứng. Ban đào là một trong các bệnh trẻ em hay mắc phải nhưng nó thường không nghiêm trọng. Rất hiếm khi các biến chứng sốt cao gây nguy hiểm. Vì thế, có thể tự điều trị cho trẻ tại nhà, truyền dịch và dùng ibuprofen để giảm sốt.

Viêm dạ dày ruột cấp tính

Bệnh này là nguyên nhân gây nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng ở trẻ nhỏ. Bệnh do một loạt các virus, bao gồm norovirus gây ra. Hầu hết các virus gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính sẽ gây ra các triệu chứng rất rõ ràng trong vòng một vài ngày đến một tuần. Điều bạn cần làm là cho trẻ uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước. Nhưng nên nhớ, không cho trẻ uống nhiều nước một lúc một đứa trẻ bị bệnh không có khả năng giữ nước nhiều một lúc. Ban đầu, cứ 15 phút, nên cho trẻ uống một muỗng canh dung dịch điện giải (như Pedialyte) và từ từ gia tăng số lượng. Không nên cho trẻ uống nước trái cây vì thức uống nhiều đường có thể làm bệnh tiêu chảy thêm trầm trọng. Khi trẻ đã muốn ăn, cho trẻ dùng ít cháo, táo xay và các món ăn dễ tiêu.

Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng rất phổ biến trong mùa hè và mùa thu và rất dễ lây lan thành dịch. Bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, ho, hắt hơi, dịch tiết từ nốt phỏng và qua phân. Sau những ngày ủ bệnh, bệnh phát ra với các nốt phỏng nước trong miệng, ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối và kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Nếu con cũng có triệu chứng sốt, hãy cho trẻ uống ibuprofen hoặc acetaminophen. Nếu trẻ đau, có thể cho trẻ uống nước mát, nhưng tránh các loại nước có tính axit. Bạn cũng nên chú ý đến tình trạng mất nước ở trẻ mắc bệnh tay chân miệng vì trẻ lở có thể rất khó chịu và không chịu uống bất cứ gì. Bố mẹ tuyệt đối không nên xem nhẹ bệnh tay chân miệng vì đây cũng một trong các bệnh trẻ em hay mắc phải có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Bệnh thứ năm/ hội chứng tát má hay ban đỏ nhiễm khuẩn

Trẻ nhỏ từ 3 tuổi trở xuống rất dễ bị bệnh thứ năm tấn công, gây phát ban màu đỏ trên má giống như ai tát. Con bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào khác của bệnh nhưng cũng có thể bị sốt nhẹ, chảy nước mũi và phát ban. Bệnh thứ năm thường lây lan rất nhanh nhất là ở các trường mầm non. Một tỷ lệ nhỏ các trẻ mắc bệnh này sẽ bị đau khớp. Ngoài ra, nếu bạn bị bệnh thứ năm trong khi đang mang thai thì virus có thể gây ra các biến chứng.

Viêm họng

Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm trùng do liên cầu khuẩn. Mặc dù liên cầu khuẩn lây lan chủ yếu qua đường ho và hắt hơi, nhưng nếu chơi chung món đồ chơi với trẻ mắc bệnh cũng rất dễ lây bệnh. Các triệu chứng điển hình là đau họng, có thể bị sốt, sưng hạch bạch huyết và đau bụng. Khi nghi ngờ trẻ mắc liên cầu khuẩn, bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm. Nếu xét nghiệm là dương tính, con sẽ phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị và giữ trẻ tại nhà trong 24 tiếng để tránh lây bệnh cho người khác. Mặc dù viêm họng là một trong các bệnh trẻ em hay mắc phải nhưng nó thường khiến trẻ rất khó chịu và có thể biếng ăn. Vì thế, bố mẹ cần chăm sóc trẻ chu đáo và uống đủ số thuống kháng sinh theo chỉ định để bệnh không tái phát.

Cúm

Cúm có thể gây ra sốt trên 38 độ C, đau nhức cơ thể, ớn lạnh, đau đầu, đau họng, ho và đôi khi có thể nôn mửa, tiêu chảy. Bệnh thường gặp vào mùa đông và thường kéo dài hơn một tuần. Nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, bao gồm cả viêm phổi. Bạn có thể phòng ngừa cho trẻ bằng cách tiêm vắc-xin cúm hàng năm. Nếu nghi ngờ con mình mắc cúm, hãy cho trẻ đến bác sĩ Nhi để dùng thuốc kháng virus như Tamiflu nhằm tăng tốc độ phục hồi cho trẻ.

Viêm kết mạc mắt

Viêm kết mạc gây mẩn đỏ, chảy gỉ vàng, làm mắt mờ và có thể sưng. Bệnh này thường do nhiễm trùng mà ra nên phải được điều trị bằng kháng sinh dạng giọt. Khi trẻ bệnh, cho trẻ nghỉ học, ở nhà nên vệ sinh tay chân sạch sẽ và dùng sạch riêng để lau mắt.

Trên đây là các bệnh trẻ em hay mắc phải. Bố mẹ cần phải hết sức lưu tâm để nhận biết sớm dấu hiệu bệnh và điều trị kịp thời, nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI