Bức ảnh "em bé đầu hàng" làm lay động mạng xã hội

Nhầm máy ảnh của phóng viên là khẩu súng, cô bé 4 tuổi ở Syria giơ tay đầu hàng, khuôn mặt lộ rõ vẻ sợ hãi.

banner ads

15718-tho1-2262-1427789711.jpg

Bé Hudea nhầm máy ảnh là khẩu súng nên sợ hãi giơ tay đầu hàng khi trông thấy phóng viên ảnh chụp mình. Ảnh: Osman Sağırlı.

Hôm 25/3, Nadia Abu Shaban, phóng viên ảnh tại Gaza, đăng bức hình chụp một em nhỏ người Syria trên trang cá nhân của mình. Trong ảnh, em bé nắm chặt hai tay và giơ cao lên đầu, vẻ sợ hãi lộ rõ trong đôi mắt vô tội màu nâu.

Bức ảnh sau đó được tweet lại hơn 11.000 lần và chia sẻ trên khắp các trang mạng xã hội. Dưới ảnh là những dòng bình luận đầy cảm xúc của người xem như "tôi thực sự rơi nước mắt" hay "buồn không tả nổi". Một số hoài nghi tấm hình là giả hoặc được dàn dựng, trong khi số khác tranh cãi nhân vật trong ảnh là con trai.

Theo BBC, tác giả của tác phẩm trên là phóng viên ảnh Thổ Nhĩ Kỳ Osman Sağırlı. Sağırlı, hiện làm việc tại Tanzania, đã xác nhận nguồn gốc bức hình. Em bé trong ảnh tên là Hudea, 4 tuổi, và là một bé gái. Ảnh được chụp tại trại tị nạn Atmeh ở Syria hồi tháng 12 năm ngoái. Hudea cùng mẹ và hai anh chị em khác tới trại Atmeh cách biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 10 km và cách nhà em ở Hama tầm 150 km.

"Tôi dùng ống tele và cô bé nghĩ đó là vũ khí. Tôi nhận ra Hudea rất sợ sau khi tôi chụp ảnh cháu. Trong ảnh, bé gái mím môi và giơ hai tay lên. Thông thường, bọn trẻ sẽ chạy đi và giấu mặt hoặc cười khi chúng nhìn thấy máy ảnh", BBC dẫn lời Sağırl kể.

Sağırl chia sẻ trại tị nạn Atmeh là nơi nương náu của những người Syria phải rời bỏ nhà cửa do xung đột. Sağırl thấy cách tốt nhất để cảm nhận được nỗi thống khổ mà người dân phải trải qua là thông qua những đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ.

Ảnh được đăng lần đầu tiên vào tháng 1 trên tờ Türkiye, nơi Sağırlı công tác suốt 25 năm qua. Sağırl phụ trách đưa tin về chiến tranh và các thảm họa tự nhiên bên ngoài đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Mạng xã hội ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng chia sẻ rộng rãi bức ảnh bé Hudea sau khi tác phẩm được đăng báo. Tuy nhiên phải vài tháng sau bức ảnh mới được phương Tây biết đến.

Theo VNE

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI