Ngày nay chúng ta dễ cận với nguồn vốn cho vay của ngân hàng thông qua các hình thức vay tín chấp, thế chấp. Nhưng đối với người đi vay, tính lãi suất luôn là bài toán khó mà mọi người không thể bỏ qua. Khi mà ngân hàng đang áp dụng khá nhiều các hình thức tính lãi khác nhau như lãi suất thả nổi lãi suất cố định, tính lãi trên dư nợ giảm dần, lãi vay trả góp đều. Hãy cùng Topnews.com.vn tìm hiểu Cách tính lãi suất vay ngân hàng nhé

1. Các phương thức tính lãi phổ biến hiện nay

cách tính lãi suất vay ngân hàng
Các phương thức tính lãi suất vay ngân hàng phổ biến theo dư nợ giảm dần. Ảnh Internet

1.1. Lãi suất tính theo dư nợ giảm dần

Lãi suất tính trên dư nợ giảm dần là lãi tính trên số tiền bạn còn nợ. Sau khi trừ ra số tiền nợ gốc bạn trả hàng tháng trước đó. Theo nguyên tắc này, lãi suất ngân hàng được tính theo công thức:

Tiền trả hàng tháng = tiền vay/thời gian vay + tiền vay * lãi suất cố định hàng tháng.

  • Số tiền người vay phải trả T1 = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + Số tiền đã vay * Lãi suất vay cố định hàng tháng.
  • Số tiền người vay phải trả T2 = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + (Số tiền đã vay – số tiền gốc trả T1) * Lãi suất vay cố định hàng tháng.
  • Số tiền người vay phải trả T2 = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + (Số tiền đã vay – Tiền gốc trả T1 – Số tiền gốc trả T2) * Lãi suất vay cố định hàng tháng.
  • Số tiền người vay phải trả T12 = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + (Số tiền đã vay – Tiền gốc trả T1 –…– T10 – Số tiền gốc trả T11) * Lãi suất vay cố định hàng tháng.

Ví dụ: Bạn vay ngân hàng 50.000.000đ, trong thời hạn 1 năm (12 tháng) với lãi suất là 12%/ 12 tháng.

  • Tháng đầu tiên bạn sẽ phải trả: 4.166.667 + 50.000000*12%/12 = 4.666.667 VNĐ.
  • Tháng thứ hai bạn sẽ phải trả: 4.166.667 + (50.000.000 – 4.666.667)*12%/12 = 4.166.667 + 453.333 = 4.620.000 VNĐ.
  • Tháng thứ ba bạn sẽ phải trả: 4.166.667 + (50.000.000 – 4.666.667 – 3777.778)*12%/12 = 4.166.667 + 415.556 = 4.582.223 VNĐ.
Các loại dư nợ phổ biến khi vay ngân hàng. Ảnh Internet

1.2. Lãi suất tính theo dư nợ gốc

Lãi suất dư nợ gốc là lãi tính dựa trên số tiền bạn vay ban đầu trong suốt thời gian vay. Dư nợ gốc này lãi suất được tính theo công thức:

Lãi suất mỗi tháng = tiền vay *lãi suất/ 12 (tháng)

Ví dụ: Bạn vay ngân hàng 50.000.000 VNĐ, trong thời hạn 1 năm (12 tháng), với lãi suất là 12%/ năm. Trong suốt 12 tháng vay, lãi suất luôn được tính trên số tiền nợ gốc là 50.000.000 VNĐ.

Theo công thức trên thì lãi suất hàng tháng sẽ được tính như sau:

Lãi suất mỗi tháng = 50.000.000 * 12%/ 12 (tháng) = 500.000 VNĐ

Số tiền bạn phải trả hàng tháng = 50.000000/12 + 500.000 =  4.666.667 VNĐ.

2. Các loại lãi suất phổ biến hiện nay

1.1. Cách tính lãi suất vay ngân hàng – Lãi suất cố định

Cách tính lãi suất vay vốn ngân hàng cho loại này là như nhau cho từng tháng. Có nghĩa là lãi suất cho khoản vay của bạn không thay đổi trong khoảng thời hạn vay. Lãi suất này sẽ không có biến động nên sẽ giảm áp lực và tránh được các rủi ro do biến động về lãi suất.

Lãi suất vay ngân hàng theo tháng khi ngân hàng áp dụng cách này rất đơn giản. Khách hàng chỉ lấy dư nợ gốc nhân lãi suất cố định sẽ ra tiền lãi khách hàng phải thanh toán với ngân hàng.

 

lãi suất cho khoản vay của bạn không thay đổi trong khoảng thời hạn vay.
Lãi suất cố định cho khoản vay của bạn không thay đổi trong khoảng thời hạn vay. Ảnh Internet

1.2. Cách tính lãi suất vay ngân hàng –  Lãi suất thả nổi (thay đổi, biến động)

Mức lãi suất áp dụng dao động theo quy định và chính sách của các ngân hàng theo thời kỳ. Mức lãi suất này thông thường sẽ gồm:

Phí vốn + biên độ lãi suất cố định

Hoặc

Phí vốn cố định + biên độ lãi suất thay đổi.

Ví dụ: Anh B vay thế chấp số tiền 20.000.000 trong 1 năm với mức lãi suất 1%/ tháng trong vòng 6 tháng đầu. Sau 6 tháng đó lãi suất sẽ thả nổi.

Theo như cách tính lãi suất thì số lãi anh B phải đóng mỗi tháng trong 6 tháng đầu sẽ là 20.000.000 x 1%= 200.000 VNĐ. Sang tháng thứ 7, số tiền lãi anh B phải đóng sẽ dựa vào lãi suất hiện tại của thị trường. Lãi suất này có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với lãi suất ban đầu được ghi trong hợp đồng. Chính vì thế nếu anh B vay trong một thời gian dài, rủi ro có thể xảy ra với loại lãi suất vay thả nổi này.

Do đó, với những khoản vay trung hạn và dài hạn nếu vẫn áp dụng một mức lãi suất cố định. Thì sẽ không đảm bảo cho quyền lợi của khách hàng nếu ngân hàng để mức lãi suất quá cao. Nên sẽ khó có thể lường trước trước những biến động của thị trường.

lãi suất thả nổi
Lãi suất thả nổi giao động theo quy định và chính sách của các ngân hàng theo thời kỳ. Ảnh Internet

1.3. Cách tính lãi suất vay ngân hàng – Lãi suất hỗn hợp

Theo tính lãi suất vay ngân hàng trong trường hợp này. Lãi suất bao gồm lãi suất cố định sẽ áp dụng trong một khoản thời gian đã thỏa thuận, sau đó lãi suất thả nổi sẽ được áp dụng.

Ví dụ: Giả sử 100$ là tiền vay và lãi suất hỗn hợp là 10%. Sau một năm bạn có 100$ và 10$ lãi suất, với tổng số tiền là 110$.

Trong năm thứ hai, lãi suất 10% này sẽ được áp dụng cho người đứng đầu (100$, dẫn đến 10$ lãi) và lãi tích lũy (10$, dẫn đến 1$ lãi). Với tổng cộng 11$ lãi suất trong năm thứ 2, sẽ là 21$ cho cả hai năm.

1.4. Lãi suất trả hàng tháng, trả gốc cuối kì

Là một cách tính lãi đặc biệt, ngân hàng áp dụng cách tính lãi suất theo tháng này cho các gói phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh. Vì số tiền vay thay đổi và tuần hoàn nên sẽ khó trả tiền theo hình thức trả lãi và gốc trong cùng một kỳ. Nên số tiền gốc sẽ được trả vào cuối kỳ khi khoản vay đáo hạn. Còn số tiền lãi hàng tháng sẽ được trả đều đặn theo từng tháng. Cơ chế trả lãi như vậy thuận tiện cho cả ngân hàng, khách hàng và hợp lý với chu trình sử dụng vốn của khách hàng.

Vậy để tránh hiểu về sau, bạn nên nhờ tư vấn viên chỉ rõ lãi suất vay ngân hàng được tính như thế nào. Điều này nhằm chủ động hơn trong việc trả nợ của mình.

Vay vốn ngân hàng
Trước khi vay vốn ngân hàng, bạn nên tham khảo trước với tư vấn viên. Ảnh Internet

Như vậy chúng ta đã được hiểu thêm về cách tính lãi suất vay ngân hàng theo các kì, tháng. Topnews.com.vn sẽ tiếp tục cập nhật thêm các thông tin về tài chính, các bạn hãy tiếp tục theo dõi chuyên mục Tin tức để có thêm nhiều kiến thức hơn nhé.

Hoàng Tùng tổng hợp