Bí kíp dạy con học cách lắng nghe khi còn nhỏ

Hầu hết mọi đứa trẻ đều thường “nhao nhao”, hay làm theo ý mình và không chịu hay thậm chí không đủ kiên nhẫn lắng nghe người lớn nói chuyện. Phải làm sao bây giờ? Cùng yeutre.vn khám phá những tuyệt chiêu giúp bé yêu nhà bạn trở thành người biết lắng nghe nhiều hơn nhé!

banner ads

16159-tre-lang-nghe-2.jpg

Trẻ không biết lắng nghe sẽ thường phản ứng tiêu cực khi ba mẹ dạy dỗ chúng

Chị Thanh Mai (Q.3, TP HCM) gần đây cứ gặp bạn bè là than phiền: " Trời ơi tôi ngán thằng nhóc nhà tôi quá rồi, chẳng bao giờ chịu nghe lời ba mẹ hết. Càng ngày càng làm quá!”. Chị Mai than phiền vậy vì bất cứ khi nào chị và chồng muốn trao đổi, dạy dỗ con điều gì thì cũng đều rất khó, nói chuyện với con như nước đổ lá sen, chạy từ tai này sang tai kia.

Thật ra, khả năng nghe và “biết lắng nghe” khác nhau hoàn toàn. Ai cũng có thể nghe rõ người khác nói chuyện nếu không có vấn đề về thính lực, nhưng chưa chắc đã biết lắng nghe. Điều này đúng với cả những đứa trẻ ở tuổi lên 4, lên 5.

Như vậy, với những trẻ chưa biết lắng nghe tốt, ba mẹ nên thử những cách dưới đây:

banner ads

Tạo không khí nghiêm túc

Giữa ba mẹ và con cái luôn cần phải thoải mái, gần gũi, không qua cứng nhắc, nhưng điều nay không hẳn luôn luôn đúng đặc biệt với những đúa trẻ chưa biết lắng nghe tốt. Với những trẻ như vậy, ba mẹ nên thể hiện cho con biết cuộc nói chuyện nào là quan trọng, cần nghiêm túc và cuộc nói chuyện nào là có thể cởi mở, gần gũi.

Chẳng hạn, khi cần nghiêm túc, ba mẹ nên có thể nói: “Việc này sẽ tốt cho con, vì vậy ba mẹ muốn nghe con nói, rồi ba mẹ sẽ cùng con tìm ra cách giải quyết tốt nhất, con đồng ý không nào? Vậy thì hãy ngồi yên với ba mẹ nói chuyện nhé!”… Những “cảnh báo” cùng thái độ nghiêm túc như vậy sẽ giúp trẻ bớt “lăn tăn” mà biết lắng nghe nhiều hơn, dù không được 10 phần thì cũng được 5, 6 phần và sẽ cải thiện dần dần.

Không tranh giành nói

16160-day-con-lang-nghe-1.jpg

Thiết lập thói quen trong gia đình người nói phải có người nghe

Hãy tạo thói quen “có người nói thì có người phải nghe” cho con ngay từ nhỏ, bằng các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Khi cả nhà trò chuyện cùng nhau, ba mẹ nên nhắc nhở các con không được nhao nhao tranh giành nói với người khác, đặc biệt không được cướp lời với cả người nhỏ hơn mình. Tất nhiên ba mẹ cũng phải là người làm gương cho con noi theo. Khi người khác nói chuyện, phải giữ im lặng và lắng nghe, tuyệt vời hơn thì nhìn vào mắt họ để thể hiện sự quan tâm.

Hỏi lại con đã hiểu chưa

Đây là cách để nhắc trẻ thêm một lần nữa, đảm bảo trẻ đã hiểu những gì ba mẹ hay người khác nói và cho trẻ thấy điều đó là quan trọng, trẻ cần phải lắng nghe và lưu ý làm theo. Cụ thể, sau khi đã trò chuyện, trao đổi với con một vấn đề nào đó, bạn nên hỏi lại con: “Con đã rõ những gì chúng ta vừa trao đổi chưa? Con có ý kiến gì thêm không”… Những câu hỏi như vậy sẽ “kéo” sự tập trung của trẻ lại, và nếu trẻ chưa rõ, ba sẽ có cơ hội nói lại lần nữa và như vậy cũng sẽ rèn thêm cho con thói quen kiên nhẫn để ngồi lắng nghe người khác.

Nhờ đến một số trò chơi

16161-day-con-lang-nghe.jpg

Cùng con chơi trò tam sao thất bản

Các trò chơi như tam sao thất bản, đóng kịch, lắng nghe âm thanh… cũng là những cách giúp trẻ rèn kỹ năng lắng nghe khá tốt. Chẳng hạn, với trò tam sao thất bản, ba mẹ có thể cho con chơi như sau: nói rất nhỏ vào tai con một câu gì đó, rồi bảo con đến nói lại cho ba hay các anh chị em khác y chang câu đó, lần lượt cho đến người cuối cùng. Câu nói nhỏ vào tai càng dài thì sẽ càng gây “khó khăn” cho trẻ và giúp trẻ xây dựng dần kỹ năng lắng nghe. Với trò đóng kịch thì ba mẹ có thể đóng vai bác sĩ, trẻ sắm vai bệnh nhân, ba mẹ dặn dò chuyện này chuyện kia để con lắng nghe và làm theo…

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI