Bệnh u máu ở trẻ em - Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh u máu ở trẻ em là một căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là ở trẻ sơ sinh, u máu thường xuất hiện trong những tháng đầu ngay sau khi sinh. Các mẹ nên có những hiểu biết nhất định về căn bệnh này, để điều trị kịp thời và đúng cách cho trẻ nếu trẻ nhà mình mắc phải nhé.

banner ads

1. Bệnh u máu ở trẻ em là gì?

Bệnh u máu ở trẻ
U máu thường xuất hiện và nổi lên như những nốt ruồi son hay như cái “bớt đánh dấu" của trẻ - Ảnh Internet

Bệnh u máu là một loại u lành tính của tế bào thành mạch máu, khối u này thường xuất hiện ở trẻ mới sinh. U máu thường xuất hiện và nổi lên như những nốt ruồi son hay như cái “bớt đánh dấu" của trẻ, nó có thể lan rộng và phát triển hơn.

U máu có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể của trẻ như: da, mặt, mũi, tai,.. thậm chí là cả trong nội tạng của trẻ nữa.

2. Những biểu hiện của bệnh u máu ở trẻ em

Cấp độ biểu hiện của bệnh u máu
Các cấp độ biểu hiện của bệnh u máu ở trẻ em rất khác nhau - Ảnh Internet

Bệnh u máu ở trẻ em có những dấu hiệu rất dễ nhận biết, vì nó thường xuất hiện ở da của trẻ. Biểu hiện của bệnh u máu được chia thành 3 cấp độ tùy theo biểu hiện nặng hay nhẹ của bệnh, như sau:

  • Cấp độ 1 : Là cấp độ nhẹ nhất của bệnh u máu và cũng là cấp độ dễ nhận biết nhất. Các u máu thường xuất hiện trên da, bằng những đốm nhỏ hay những mảng phớt xanh, đỏ sậm hoặc đỏ. Nếu các mẹ thấy trên da của trẻ xuất hiện những đốm như vậy thì chính là dấu hiệu của bệnh u máu.
  • Cấp độ 2 : Là cấp độ trung bình. Ở cấp độ này, các u máu cũng rất dễ để phát hiện ra. Vì những u máu này nổi thành gồ lên trên bề mặt của da, có kích thước và hình dạng nhất định, là một khối u đúng nghĩa. Nó là những khối u nổi gồ ghề và có màu sắc phớt xanh và đỏ sậm, nổi bật trên làn da của trẻ nên các mẹ rất dễ để nhận biết dấu hiệu này.
  • Cấp độ 3 : Đây là cấp độ nặng nhất. Vẫn là những khối u nổi gồ lên trên bề mặt da của trẻ nhưng chúng lại bị vỡ ra và có những biến chứng khác. Trên làn da của trẻ sẽ xuất hiện những khối mách máu bị vỡ ra do các khối u bị lở loét.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh u máu ở trẻ em

Mẹ mang thai đôi
Nguyên nhân gây bệnh là do di truyền từ cha mẹ sang con cái - Ảnh Internet

Về nguyên nhân của bệnh u máu ở trẻ em, hiện nay các bác sĩ chuyên khoa vẫn chưa có kết luận chính thức, nhưng bên cạnh đó có những nguyên nhân được nêu ra như sau:

  • Do di truyền từ cha mẹ sang con cái : Nguy cơ này chiếm 50%, bố mẹ đã có u máu thoái triển thì con vẫn có nguy cơ bị bệnh u máu, do mẹ bị rối loạn hormone, rối loạn về mạch máu, ảnh hưởng của hóa chất độc hại, do mẹ bị nhiễm khuẩn hay virus trong thời gian mang thai , hoặc sau chấn thương,…
  • Bướu máu trẻ nhỏ : Xuất hiện khi bé chỉ được vài tuần đến vài tháng tuổi, nó chỉ là một vết nhỏ như nốt ruồi son.
  • Bướu bẩm sinh : Xuất hiện ngay từ trong bào thai, sinh ra là đã có trên cơ thể của trẻ rồi. Được chia thành 2 dạng là dạng thoái triển – một khối màu đỏ tía, lớn nhỏ tùy thuộc vào trường hợp của bệnh u máu và tiến triển như một loại u máu xuất hiện ở trẻ nhỏ; dạng không thoái triển – khối u máu sẽ phát triển lớn dần theo sự phát triển của trẻ, nó sẽ tồn tại mãi và không bị thoái hóa trên cơ thể của trẻ.

4. Cách điều trị và phòng tránh bệnh u máu ở trẻ em

Bệnh u máu bị biến tinh
Nhiều trường hợp u máu bị biến tính và gây nên những biến chứng đối với cơ thể của trẻ - Ảnh Internet

Bệnh u máu là một căn bệnh khối u lành tính, nên đối với nhiều trường hợp bệnh nhẹ thì sau một khoảng thời gian nhất định, u máu sẽ tự động biến mất và không làm ảnh hưởng tới trẻ.

banner ads

Tuy nhiên, các mẹ có thể dùng các thuốc sau để điều trị cho trẻ nhanh khỏi như: Corticoid (có dạng uống, dạng bôi và dạng tiêm trực tiếp), các loại hóa chất chống ung thư, thuốc chẹn beta. Việc sử dụng thuốc điều trị mẹ phải tuân thủ đúng chỉ định và hương dẫn của bác sỹ để bảo đảm an toàn cho trẻ. 

Trẻ bị bênh u máu
Nếu điều trị bôi thuốc cho trẻ điều trị bệnh u máu, mẹ cần tuân thủ các hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sỹ. Ảnh Internet

Cũng có nhiều trường hợp u máu bị biến tính và gây nên những biến chứng đối với cơ thể của trẻ, do đó lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa dành cho mẹ có trẻ bị bệnh u máu là, nên đưa trẻ đi khám và được điều trị càng sớm càng tốt. Phát hiện sớm thì diện tích u chưa phát triển, còn nhỏ nên dễ điều trị dứt điểm, không để lại sẹo cũng như điều trị mang lại kết quả thành công cao.

Bệnh u máu ở trẻ em tuy là một căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, nhưng các mẹ vẫn nên quan tâm và điều trị cho trẻ đúng cách. Vì điều trị sớm và đúng cách sẽ tránh việc gây ra những biến chứng khác cho con các mẹ nhé. 

Kiều Duyên tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI