Bệnh thứ năm trong thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho thai nhi

Rất ít thai phụ biết về bệnh thứ năm ngay cả tên gọi của bệnh lẫn thông tin về bệnh. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp các mẹ hình dung về bệnh này và những ảnh hưởng của nó trên thai nhi.

banner ads

Bệnh thứ năm là bệnh gì?

44630-benh-thu-nam-2.jpg

Thai phụ mắc bệnh thứ năm sẽ nguy hiểm cho thai nhi

Bệnh thứ năm hay nhiễm khuẩn phát ban là bệnh do B19 Parvovirus gây ra, làm ức chế việc sản xuất các tế bào máu đỏ và gây phát ban. Sở dĩ được gọi là bệnh thứ năm vì ban thường phát vào ngày thứ năm.

Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa xuân và ảnh hưởng đến các trẻ trong độ tuổi mầm non. Nhưng bệnh cũng có thể gặp ở người lớn. Ngoài ra, các thai phụ cũng là đối tượng rất dễ bị virus này tấn công và nếu nhiễm phải, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Dấu hiệu của bệnh thứ năm là gì?

Bệnh thứ năm thường gây phát ban ở má, tay và chân. Ban đầu, bệnh thường phát ban tập trung ở má. Vết ban có màu đỏ tươi trông gần giống như vết đỏ do người khác tát vào má. Khi bệnh phát triển sẽ lan sang cả tay và chân, thậm chí ở vùng giữa thân. Sau khi nhiễm bệnh khoảng 1 ngày, ban lặn từ vùng trung tâm và xuất hiện một “ren”. Đôi khi bệnh có thể gây sốt, đau khớp trong vài trường hợp.

Thông thường phát ban sẽ hoàn toàn biến mất sau 1-2 tuần.

Bệnh không gây nguy hiểm cho trẻ mắc phải nhưng nếu thai phụ mắc bệnh sẽ ảnh hưởng nặng nề đến thai nhi. Chính vì vậy, nếu phát hiện mình bị nhiễm loại virus này, mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám.

Ngoài ra, B19 Parvovirus còn dẫn đến nhiều căn bệnh khác, trong đó có một dạng bệnh lây truyền của viêm khớp.

Con đường lây nhiễm bệnh thứ năm

Sự lây nhiễm bệnh chủ yếu qua dịch tiết nước bọt và mũi. Vì vậy, nếu mẹ bầu muốn tránh bệnh, nên hạn chế lại gần người bệnh khi họ hắt hơi, ho, hôn và không dùng chung dụng cụ ăn uống hay tiếp xúc trực tiếp bằng tay.

Parvovirus cũng có thể truyền bệnh qua máu. Vì vậy nếu thai phụ mắc bệnh, nó có thể lây nhiễm qua nhau thai và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Trong số ít trường hợp, nhiễm trùng có thể khiến thai chết lưu. Mặc dù nguy cơ này chỉ chiếm 30-50% nhưng nếu đã mắc bệnh thứ năm, bạn không nên xem nhẹ.

Lưu ý: Parvovirus B19 không phải là parvovirus ở chó và mèo.

Điều gì có thể xảy ra với thai nhi nếu mẹ mắc bệnh thứ năm?

Nếu bạn không miễn dịch và bạn nhiễm virus trong thai kỳ, thai nhi có thể được an toàn. Có khoảng 1 trong 3 cơ hội parvovirus truyền được qua nhau thai, nhưng ngay cả trong số này, phần lớn nếu được xử lý tốt sẽ không có dấu hiệu nhiễm trùng nguy hiểm.

Một tỷ lệ tương đối nhỏ, trường hợp thai phụ nhiễm parvovirus trong thai kỳ có thể dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu, thiếu máu thai và đôi khi gây ra tình trạng viêm tim. Nếu thiếu máu hoặc tim viêm nặng, thai nhi có thể chết lưu.

Khoảng 10 % thai phụ nhiễm bệnh trước 20 tuần thai sẽ mất con mặc dù sự mất mát này không thể xảy ra trong vài tuần đến vài tháng sau khi nhiễm bệnh. Dưới 1% trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm bệnh giữa thai kỳ bị nhiễm trùng.

Thai phụ nên làm gì khi tiếp xúc bệnh thứ năm?

44629-benh-thu-nam-1.jpg

Khi có dấu hiệu nhiễm bệnh thứ năm ngay lập tức, mẹ hãy gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện

Khi có dấu hiệu nhiễm bệnh thứ năm ngay lập tức, mẹ hãy gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện. Có thể bạn sẽ được lấy mẫu máu và kiểm tra kháng thể parvovirus nhằm xác định xem bạn có đang miễn dịch hay không? Gần đây có bị nhiễm trùng không hoặc có nguy cơ nhiễm trùng không?

Cuộc kiểm tra này có thể được thực hiện lại nếu bác sĩ nghi ngờ bạn nhiễm virus.

Nếu kết quả xét nghiệm máu của bạn xác nhận bạn vừa bị nhiễm bệnh, bác sĩ có thể làm một loạt siêu âm để kiểm tra các chất lỏng dư thừa trong mô của bé (hydrops thai nhi) cũng như các dấu hiệu khác chẳng hạn dư ối hoặc nhau thai có vẻ quá lớn và sưng. Hoặc, bác sĩ sẽ siêu âm Doppler, một xét nghiệm không xâm lấn có sử dụng sóng siêu âm để kiểm tra lưu lượng máu của thai nhi và của bạn nhằm phát hiện những dấu hiệu của bệnh thiếu máu thai nhi.

Nếu bé của bạn vẫn tiếp tục phát triển tốt và không có thêm bất kỳ vấn đề nào sau vài tháng, bạn có thể thở phào nhẹ nhõm vì nguy cơ nhiễm trùng lúc này không cao.

Tuy nhiên, nếu các thử nghiệm cho thấy bệnh thiếu máu hoặc có hydrops, bước tiếp theo, bạn sẽ làm sinh thiết nhau thai. Nếu bé thiếu máu nặng, bác sĩ có thể đề nghị truyền máu vào tĩnh mạch rốn của bé cho thai nhi.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI