1. Dấu hiệu trẻ bị lõm lồng ngực
Trẻ bị lõm lồng ngực
Đối với trẻ sơ sinh, bệnh khá dễ nhận biết bằng mắt thường. Lồng ngực sẽ lõm vào trong. Tuy nhiên, ở một số trẻ nhỏ, không dễ phát hiện trẻ bị lõm lồng ngực khi trẻ không có các triệu chứng như khó thở, lõm quá sâu.
Một số gia đình cũng không phát hiện được nếu trẻ có thể trạng nhỏ, gầy vì phần lồng ngực trông lõm tương xứng với thể trạng của trẻ.
2. Nguyên nhân trẻ bị lõm lồng ngực
Hiện tại, các nghiên cứu trên thế giới vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác trẻ bị dị tật lồng ngực. Một số nguyên nhân được cho là phổ biến như:
- Trẻ bị lõm lồng ngực do yếu tố di truyền và chiếm tới 30%.
- Trẻ bị lõm lồng ngực do có người thân trong gia đình cùng bị bệnh chiếm 35%.
Trong đó, tỉ lệ bé trai sẽ bị lõm nhiều hơn các bé gái với tỉ lệ 3:1.
3. Biến chứng khi trẻ bị lõm lồng ngực
Phát hiện sớm để phòng biến chứng
Nếu cha mẹ phát hiện trẻ bị lõm lồng ngực muộn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của trẻ khi trưởng thành.
- Phần xương ức của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, xương ức không ở vị trí bình thường mà nằm phía dưới mũi ức bị lõm vào. Trẻ có thể bị lõm về bên phải hoặc bên trái.
- Ngoài ra, khi điều trị lõm lồng ngực, tùy theo mức độ bệnh mà có thể gây đau cho trẻ do biến dạng xương, căng cơ hoặc chèn ép tim.
- Một biến chứng khác là tâm lý của trẻ đó là trẻ vẫn cảm thấy tự ti hơn về hình thức bất thường của mình, vì điều này mà có thể chậm phát triển so với bạn bè.
Vì vậy, theo các bác sĩ, độ tuổi lý tưởng nhất để phẫu thuật cho trẻ là 8 - 15 tuổi do ở độ tuổi này, cơ thể đã phát triển tương đối, việc đưa thanh kim loại vào lồng ngực để nâng xương ức sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Do đó, cha mẹ càng phát hiện bệnh cho trẻ càng sớm càng tốt để giúp con có thể được điều trị tốt nhất, ít gây những biến chứng về sức khỏe, tâm lý sau này.
Yeutre.vn (Tổng hợp)