1. Nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu ở trẻ em
Bệnh bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheria gây nên, các vi khuẩn này sẽ truyền từ người bệnh sang người lành thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Khi bé đến gần người bị bệnh, kể cả khi họ chưa biểu hiện triệu chứng thì khả năng truyền nhiễm cũng rất cao, vì sau khi nhiễm khuẩn khoảng 6 tuần thì họ đã có khả năng lây khuẩn cho người khác.
Khuẩn bạch hầu ảnh hưởng đến mũi và họng của trẻ, và giải phóng độc tố vào máu gây ra lớp màng xám dày ở mũi, họng và lưỡi, khí quản của trẻ... Nặng hơn, độc tố của vi khuẩn còn có thể gây tổn thương đến các cơ quan đầu não như tim, não và thận của trẻ, gây ra những biến chứng đe dọa tính mạng trẻ, có thể gây viêm cơ tim, suy thận cấp, viêm não...
Môi trường sống chật hẹp và mất vệ sinh thì càng tăng nguy cơ mắc bệnh bạch hầu. Đối tượng chính của bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi và những người già trên 60 tuổi, đây là những thành phần có nguy cơ mắc bệnh cao. Bên cạnh đó, những người chưa được tiêm chủng bạch hầu hoặc có vấn đề về hệ miễn dịch, hay mắc bệnh rối loạn miễn dịch cũng dễ nhiễm bạch hầu.
2. Triệu chứng thường thấy trên bệnh bạch hầu ở trẻ em
Bệnh bạch hầu là tình trạng cơ thể bị nhiễm khuẩn ảnh hưởng nghiêm trọng đến vòm hầu họng của trẻ. Khi trẻ bị bạch hầu, triệu chứng thường gặp nhất là sau khi 2 đến 5 ngày nhiễm khuẩn sẽ thấy sốt, viêm họng, da xanh tái nhợt,... có thể nhầm lẫn với các triệu chứng cảm cúm thông thường. Dễ nhận biết nhất đó là vòm họng bé trở nên dày hình thành mảng dày màu xám ở họng và amidan.
Khi bệnh trở nặng có thể gây triệu chứng khó thở và khó nuốt, thị lực thay đổi dần, và trẻ có thể nói lắp, da tái xanh và lạnh, mồ hôi, tim đập liên hồi. Khi bị bạch hầu, ở trẻ sơ sinh thường xảy ra biến chứng và tử vong nhất, hệ hô hấp trẻ sơ sinh yếu nên bạch hầu làm tắc nghẽn đường hô hấp, nếu kéo dài gây suy hô hấp ảnh hưởng đến tính mạng trẻ.
3. Cách điều trị bệnh bạch hầu ở trẻ
Phụ huynh cần đưa con đến khám bác sỹ ngay nếu nghi ngờ rằng trẻ đang nhiễm phải bệnh bạch hầu. Cần phải chú ý rằng, nếu không được điều trị kịp thời, bạch hầu có thể khiến trẻ gặp phải những tổn thương nghiêm trọng ở thận, hệ thần kinh trung ương và tim. Khoảng 3% người nhiễm bệnh bạch hầu bị tử vong vì không chữa trị kịp thời.
Bệnh bạch hầu thực sự là bệnh nguy hiểm, vì thế, bác sĩ sẽ giúp bé điều trị thật nhanh và triệt để. Cần tuân thủ liệu trình điều trị để có kết quả tốt nhất cho bé yêu của bạn. Trong quá trình điều trị, có thể trẻ sẽ phải nhập viện để tránh lây nhiễm cho cộng đồng, và cũng để quá trình điều trị được suôn sẻ và tích cực hơn.
4. Những cách phòng ngừa bệnh bạch hầu ở trẻ
Bệnh bạch hầu ở trẻ em rất dễ lây lan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, trẻ hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh bạch hầu bằng việc cho trẻ tiêm ngừa đầy đủ vaccine.
Vaccine bạch hầu thường được tiêm kết hợp cùng vaccine phòng uốn ván và ho gà, hoặc phối hợp trong vaccine 5 trong 1 (bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, Hib). Phụ huynh cũng cần lưu ý rằng, vaccine phòng ngừa bệnh bạch hầu ở trẻ em có thể gây ra một số phản ứng của cơ thể như trẻ sẽ đau ở chỗ tiêm, trẻ lên cơn sốt, co giật hoặc sốt phát ban.
Cần các biện pháp để tạo môi trường sống xung quanh trẻ luôn được sạch sẽ, thoáng đãng nhằm loại bỏ những tác nhân gây bệnh. Mùa lạnh, nên giữ trẻ luôn ấm, và giữ cho cổ họng trẻ luôn được ấm và sạch để tránh nhiễm các bệnh vùng họng và đặc biệt là bạch hầu.
Bệnh bạch hầu ở trẻ em thực sự là căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ, vì thế, cần phải có những biện pháp phòng ngừa kịp thời. Phụ huynh hãy đưa con đi kiểm tra ở các bệnh viện chuyên khoa ngay khi nghi ngờ trẻ bệnh, để phát hiện đúng bệnh và có những điều trị chuẩn xác nhất.
Nguyên Lê tổng hợp