1. Tác hại không ngờ khi trẻ ngủ chổng mông lên trời
Ngủ chổng mông có thể khiến con ngạt thở
- Gây ngạt thở: Khi ngủ chổng mông lên trời, phần mũi bé sẽ áp sát xuống gối và gây khó thở. Đối với trẻ sơ sinh, cơ thể còn yếu, xương khớp phát triển chưa hoàn thiện, khi nằm ngủ chổng mông bé sẽ thấy khó thở và dẫn tới ngạt thở do không thể cử động thay đổi tư thế được.
- Phát triển không cân xứng đầu và mặt: Một tác hại khác mà ngủ chổng mông lên trời mang lại đó là khiến xương mặt phát triển không cân xứng với xương đầu. Bởi thông thường, khi ngủ chổng mông bé sẽ phải nghiêng mặt 1 bên để thở, do đó, bên bị nghiêng sẽ hóp và méo so với bên còn lại. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới tính thẩm mỹ khi trẻ trưởng thành.
- Ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng: Trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ nhỏ nói chung, các bộ phận trong cơ thể vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên khi nằm úp ngược người sẽ gây tổn thưởng tới các bộ phận nội tạng. Bé sẽ tức ngực, khó thở, đau bụng, rối loạn tiêu hóa... dẫn tới chậm phát triển về thể chất.
- Bé bị thoái vị cơ hoành do nằm chèn ép phần bụng và dẫn tới tắc ruột, gây đau đớn.
- Đặc biệt khi nằm chổng mông lên trời, máu sẽ dồn về não nhiều gây ra chứng phù nề cuống mũi, ảnh hưởng nặng nề tới hệ hô hấp của trẻ.
- Bé nôn trớ hoặc trào ngược dạ dày do bụng bị chèn ép khiến dạ dày không tiêu hóa được. Ngoài ra, trào ngược dạ dày có thể khiến bé bị tử vong nếu thức ăn bị đẩy lên trên mà không kịp tống ra ngoài và gây tắc đường thở.
- Ngủ tư thế này cũng khiến trẻ ngủ không ngon giấc và không sâu do khó thở, tức ngực, đau mỏi xương cổ.
2. Cách khắc phục tật ngủ chổng mông lên trời
Mẹ không nên cho trẻ sơ sinh ngủ chổng mông
Để bé không ngủ theo các này, mẹ nên theo dõi giấc ngủ của bé. Khi thấy bé chuẩn bị lẫy và nằm úp mẹ nhẹ nhàng dùng tay đỡ và đưa bé về tư thế nằm ngửa.
Ở trẻ sơ sinh, mẹ tuyệt đối không cho trẻ nằm ngủ tư thế này vì có thể dẫn tới đột tử. Mặc dù nhiều nghiên cứu chỉ ra rẳng, ngủ ở tư thế nằm sấp có thể khiến con ngủ không bị giật mình, tuy nhiên chính nó cũng là thủ phạm gây ra nhiều cái chết thương tâm ở trẻ nhỏ.
3. Tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tư thế nằm ngửa là tốt nhất vì nó không gây áp lực phần bụng, đường thở, không gây phát triển lệch lạc hệ xương đầu, mặt... Ngoài ra, khi nằm ngừa trẻ có thể thoải mái duỗi tay chân, nghiêng đầu giúp phát triển hệ xương vững chắc.
Đặc biệt, mẹ không nên cho trẻ sơ sinh nằm gối cao vì có thể dẫn tới máu lên não chậm, đau xương cổ và hạn chế phát triển chiều cao. Mẹ cũng không nên cho trẻ nằm gối mềm vì khiến con dễ bị ngạt thở khi nghiêng đầu và móp đầu. Tốt nhất, mẹ nên trải một chiếc khăn lớn và cho trẻ nằm. Với chiếc gối tự chế này, trẻ có thể thoải mái quay đầu mà không lo ngạt thở, móp đầu.
Yeutre.vn (Tổng hợp)