Nguyên nhân gây chậm phát triển ở bé
Trẻ chậm phát triển có thể là do cơ thể bé đang tập trung năng lượng cho sự phát triển một số kỹ năng nào đó nên tạm thời chậm lại quá trình phát triển những kỹ năng khác. Vì thế các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng.
Trẻ chậm lớn chỉ là chậm phát triển tạm thời mà thôi
Nhưng nếu bé chậm phát triển về ngôn ngữ thì cha mẹ cần theo dõi cẩn thận hơn. Nguyên nhân có thể bé thiếu giao tiếp với người lớn hoặc trẻ đang gặp các vấn đề về thính giác. Không loại trừ khả năng trẻ chậm nói là do bệnh tự kỷ hoặc đứt đốt sống cổ gây nên.
Các mốc phát triển của bé từ 4 - 36 tháng tuổi
Đối với em bé 4 tháng tuổi:Trẻ 4 tháng tuổi biết theo dõi và phản xạ với những màu sáng, chói hoặc các chuyển động khác. Lúc này trẻ đã biết quay đầu về hướng phát ra âm thanh. Và quan tâm đến các khuôn mặt, biết cười đáp khi có người giao tiếp cùng bé.
Từ 7-8 tháng tuổi: Lúc này em bé đã biết ngồi mà không cần sự giúp đỡ từ người khác. Bé có thể bắt chước âm thanh, biết bò, trườn. Ngoài ra, đôi tay của bé cũng bắt đầu linh hoạt hơn trẻ biết vỗ tay, chỉ tay và vẫy tay chào tạm biệt và dùng hai tay để đập những đồ vật vào nhau. Bé cũng đã bắt đầu hiểu nghĩa “không được” từ giọng nói của mẹ.
Trẻ 12 tháng tuổi: Ở giai đoạn này bé thích dùng tay để giao tiếp nhiều hơn, chia sẻ và chỉ trỏ là điều bé thường làm. Bên cạnh đó, lúc này trẻ đã biết quay về hướng phát ra âm thanh khi ai đó gọi tên bé. Bé cũng biết chơi ú òa và một số trò chơi khác. Ngoài ra, đây là giai đoạn bé làm quen với ngôn ngữ bằng cách tập phát âm các từ như: “pa pa”, “bà”, “da”…
Ở mỗi giai đoạn khác nhau trẻ sẽ phát triển những kỹ năng khác nhau
Trẻ 15 tháng tuổi: Ở giai đoạn này bé đã biết cười với những người xung quanh, phát âm nhiều từ hơn và thích giao tiếp bằng cử chỉ với mẹ. Lúc này bé có thể dùng tay để chỉ trỏ và các hoạt động khác để diễn đạt thứ bé muốn hoặc thu hút sự chú ý của người thân. Về ngôn ngữ bé có nói và hiểu được các từ đơn giản như: “mẹ”, “bà”, “ba” hoặc “bái bai”.
Trẻ 18 tháng tuổi: Trẻ ở độ tuổi này có thể dụng từ ngữ, điệu bộ, cử chỉ để diễn đạt thứ mà bé muốn như: chỉ tay, nắm tay mẹ về hướng có thứ bé muốn. Lúc này bé đã bắt đầu nhận biết về các bộ phận trên cơ thể và tên của những người thân trong gia đình bằng cách chỉ tay về người hoặc bộ phận được gọi tên. Và bé cũng đã biết chơi các trò chơi đóng giả nhân vật búp bê đơn giản: cho búp bê bú.
Trẻ 24 tháng tuổi: Ở độ tuổi này trẻ đã biết sử dụng ít nhất 50 từ và có thể xâu chuỗi chúng thành những câu đơn giản. Trẻ rất thích chơi với những bạn cùng nhóm tuổi, biết chia sẻ đồ chơi với bạn và tìm những đồ chơi quen thuộc ngoài tầm mắt. Bên cạnh đó, bé cũng đã biết chơi các trò chơi đóng giả phức tạp hơn như cho búp bê bú, rồi cho búp bê ngủ.
Trẻ 36 tháng tuổi: Trẻ đã biết kết hợp giữa suy nghĩ, hành động cùng với ngôn ngữ để giao tiếp và chơi đùa. Bé có thể trả lời các câu hỏi đơn giản như: “ai?”, “làm gì?”, “ở đâu?” một cách dễ dàng và biết kể những câu chuyện ngắn về quá khứ và tương lai. Ngoài ra trẻ cũng thích chơi trò chơi đóng giả với nhiều nhân vật khác nhau theo cốt truyện có sẵn và thích chơi với nhiều đứa trẻ khác.
Những mốc phát triển trên đây mặc dù không thể xác định được bé có đang chậm phát triển hay không. Nhưng dựa vào những thông tin này cha mẹ có thể nhận biết sớm dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ để thông báo cho bác sĩ.
Cha mẹ nên làm gì khi nghi ngờ con chậm phát triển?
Nên tìm hiểu các bước phát triển của bé theo từng giai đoạn nhất định dựa theo những mốc nêu trên. Và nên thường xuyên cho bé đi khám bác sĩ nhi khoa để đánh giá tốc độ phát triển của bé đặc biệt là khả năng nghe, nhìn.
Nên theo dõi quá trình phát triển của và ghi lại những bất thường
- Ghi lại những biểu hiện nghi ngờ bé chậm phát triển rồi thông báo cho bác sĩ nhi khoa để được giúp đỡ.
Mỗi bé có một quá trình phát triển khác nhau vì thế bạn không được so sánh sự phát triển của con mình với những em bé cùng tuổi khác.
Yeutre.vn