1. Khi bắt đầu thụ tinh
Chỉ cần duy nhất một tinh binh khỏe mạnh bước vào cũng đủ để quá trình thụ thai diễn ra.
Hơn 100.000 tinh trùng xông pha đến “cánh cửa” cổ tử cung, nhưng chỉ cần duy nhất một tinh binh khỏe mạnh bước vào cũng đủ để quá trình thụ thai diễn ra.
Trong quá trình thụ tinh
Cần ít nhất 24 tiếng để hành trình tìm trứng của tinh trùng diễn ra thành công.
Khả năng mẹ mang song thai
Song thai là khả năng có thể xảy ra trong khoảng 2% thai phụ. Trong đó, cặp song thai cùng trứng do một tinh trùng kết hợp với trứng và chia đôi phôi tạo nên. Riêng cặp song thai khác trứng lại được tạo nên từ hai tinh trùng tách biệt.
Dự đoán giới tính con
Phôi thai hình thành sẽ là trai hay gái tùy thuộc vào nhiễm sắc thể tinh trùng mang theo bởi các trứng đều mang nhiễm sắc thể X và chỉ có tinh trùng mang một trong hai nhiễm sắc thể X hoặc Y. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể X, kết hợp với nhiễm sắc thể X của trứng sẽ cho ra đời một bé gái. Ngược lại, nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y, kết hợp với nhiễm sắc thể X của trứng sẽ cho ra đời một bé trai.
2. Vào thời điểm 6 tuần tuổi
Vào 6 tuần tuổi, tử cung của mẹ cũng đã bắt đầu giãn nở gần bằng với một trái táo lớn.
Khi chỉ bằng kích thước của một hạt đậu vào 6 tuần tuổi, phôi thai đã bắt đầu có nhịp tim. Lúc này tử cung của mẹ cũng đã bắt đầu giãn nở gần bằng với một trái táo lớn.
3. Khi đạt mốc 8 tuần tuổi
Phôi thai đạt mốc 8 tuần tuổi và chính thức trở thành bào thai trong cung lòng mẹ.
4. Khi bé được 10 tuần tuổi
Bé bắt đầu thực hiện những cú huých đầu tiên khi đạt đến mốc 10 tuần tuổi. Mặc dầu vậy, mẹ khó mà cảm nhận rõ nhất là khi đang mang thai con đầu lòng. Đây cũng là lúc bé hình thành những cơ quan quan trọng của sự sống như phổi, tim, thận, ruột, não.
5. Tuần thứ 12
Trọng lượng trung bình bé đạt được sau khi đủ 12 tuần tuổi đạt khoảng 0,25kg.
6. Tuần thứ 13
Lông tơ xuất hiện khi bé được 13 tuần tuổi.
Vân tay, các lông tơ, lông mi đã bắt đầu xuất hiện khi bé bước sang tuần thứ 13.
7. Tuần thứ 20
Mẹ sẽ trào nước mắt khi nhìn thấy hình hài con yêu như một đứa bé khi siêu âm vào tuần thứ 20. Chiều dài thân của bé lúc này sẽ chậm lại và cân nặng bắt đầu tăng vọt.
8. Tuần thứ 21
Một quả chuối là những gì mẹ có thể hình dung về chiều dài của con khi đến tuần thứ 21.
9. Tuần thứ 24
Não của bé đã tương đối hoàn thiện khi đạt đến tuần tuổi thứ 24. Giọng nói của bố, mẹ và cả những đoạn nhạc được cho nghe thường xuyên trong giai đoạn này sẽ được bé ghi nhớ. Đây cũng là lúc bạn chính thức bước qua giai đoạn ngặt nghèo khi đối diện với nguy cơ sinh non vốn thường xảy ra vào những tuần thai đầu.
10. Tuần thứ 25
Khi bạn thấy trong bụng liên tục xuất hiện tiếng “ục ục” đều đặn thì đó là lúc bé đang nấc.
11. Tuần thứ 26
Bé nuốt nước ối trong bụng mẹ.
Nước ối tuần hoàn và làm đầy sau mỗi 3 tiếng và bé sẽ uống nước ối này khi còn trong bụng mẹ.
12. Tuần thứ 27
Mắt của trẻ bắt đầu phản ứng với ánh sáng khi đạt đến tuần tuổi thứ 27 và chỉ nhìn mọi vật trong phạm vi 15 cm.
13. Tuần cuối của thai kỳ
Sau 40 tuần thai nghén, bé sẽ nặng chừng 2,9 - 3,5kg, riêng nhau thai lúc này đã dày khoảng 2-3 cm và đạt trọng lượng 650 gram.
14. Khai hoa nở nhụy
Ngày dự sinh thực chất chỉ mang tính tham khảo vì trên thực tế chỉ có 5% trường hợp trùng khớp.
Yeutre.vn (Tổng hợp)