Khi nghĩ về những chuyển động của bé trong bụng mẹ, chắc hẳn với bạn điều đó thật kỳ diệu. Mặc dù cảm nhận về lần thai máy đầu tiên của mỗi bà mẹ đều khác nhau nhưng vẫn có những mốc thời gian căn bản để giúp bạn theo dõi.
Khi thai máy lần đầu tiên
Mẹ sẽ nhận thức được những chuyển động đầu tiên của con mình trong tử cung khi vào khoảng tuần thứ 18 đến 20 của thai kỳ
Nếu là lần đầu tiên mang thai, bạn sẽ rất khó để nhận ra những rung động nhẹ nhàng trong bụng mình (Quickening) là chuyển động của bé. Nhưng các bà mẹ sinh con rạ sẽ dễ dàng cảm nhận được hiện tượng thai máy và nhận ra nó sớm hơn. Lúc này, chắc hẳn bạn sẽ càng thắc mắc liệu ở mức độ y khoa bao nhiêu tuần thì thai máy và thai máy thế nào sẽ được xem là bình thường?
Theo cơ chế sinh lý, mẹ sẽ nhận thức được những chuyển động đầu tiên của con mình trong tử cung khi vào khoảng tuần thứ 18 đến 20 của thai kỳ. Tuy nhiên, đây chỉ là khoảng thời gian cho phần lớn trường hợp và sẽ có những người cảm nhận thai máy trễ hơn hoặc sớm hơn. Có những người đến 22 tuần mới bắt đầu thấy dấu hiệu thai máy và ngược lại những người khác (thường gặp ở mẹ mang con so) có thể cảm nhận sớm hơn từ 16 tuần (thường gặp ở mẹ mang con rạ).
Tuy nhiên, nếu sau 24 tuần vẫn không cảm nhận được thai máy, bạn nên đến gặp bác sĩ. Họ sẽ làm những bài kiểm tra cơ bản như nghe nhịp tim thai hoặc làm siêu âm, xét nghiệm nếu thấy cần thiết để kiểm tra dấu hiệu của sự sống thai nhi.
Thai máy nghĩa là bé làm gì trong tử cung của mẹ?
Siêu âm cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về những hành động khó tin của trẻ trong bụng mẹ. Nhưng thực chất, các bé đã bắt đầu di chuyển sớm hơn trước khi bạn thực sự có thể cảm nhận được. Chính vì vậy, câu hỏi bao nhiêu tuần thì thai máy sẽ không còn ý nghĩa vào lúc này mà thay vào đó bạn nên hỏi liệu bé đã làm được gì trong tử cung của mẹ?
Nếu may mắn, bạn có thể siêu âm đúng lúc bé thức, vặn vẹo và luồn lách. Như thế, bạn sẽ tường tận chứng kiến con mình đã làm được gì trong tử cung của mẹ.
- Từ 7 -8 tuần, thai nhi đã có những chuyển động đầu tiên như uốn người sang một bên và thực hiện những động tác đột ngột nho nhỏ.
- Vào khoảng tuần thứ 9, bé có thể nấc cục và di chuyển cánh tay và đôi chân nhỏ bé của mình. Đây cũng là lúc bé bắt đầu hút và nuốt.
- Vào tuần thứ 10, bé bắt đầu di chuyển đầu, đưa tay chạm vào khuôn mặt và há miệng.
- Khi được 12 tuần, bé bắt đầu ngáp dài và há miệng căng.
- Ở thời điểm 14 tuần tuổi, bé có thể di chuyển đôi mắt của mình từ bên này sang bên khác.
- Lúc 15 tuần tuổi, bé có thể mút ngón tay cái. Nếu siêu âm, bạn sẽ phát hiện ra bé là người thuận tay phải hay thuận tay trái sau khi chào đời.
Dần dà, những cử động của thai nhi sẽ trở nên rõ ràng, mạnh mẽ và thường xuyên hơn
Dần dà, những cử động của thai nhi sẽ trở nên rõ ràng, mạnh mẽ và thường xuyên hơn để bạn có thể cảm nhận chúng một cách sống động nhất. Lúc đầu, thai máy nhẹ nhàng và bạn có thể cảm thấy giống như một rung động hoặc cảm giác êm dịu lan tỏa. Nhưng sau đó, bé sẽ đẩy, xoáy, xoắn và thậm chí còn đạp mạnh hoặc đá phình phịch vào bụng mẹ.
Thai nhi sẽ không ngừng di chuyển dù có những lúc các bé chỉ nghỉ ngơi và ngủ. Vì thế, nếu siêu âm không thấy dấu hiệu bé “quậy” trong bụng, mẹ chớ nên lo lắng bởi có thể bé đang say giấc.
Đến cuối thai kỳ, thai nhi sẽ dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Mỗi đợt thai máy sẽ kéo dài khoảng 20 phút, mặc dù một số bé có thể cử động từ 50 đến 75 phút.
Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn biết rõ bao nhiêu thì thai máy và thai máy trong mỗi thời điểm bao gồm những hoạt động cụ thể gì. Chúc bạn và bé luôn khỏe!
Yeutre.vn (Tổng hợp)