Bạn muốn con mình sẽ trở thành lãnh đạo hay cấp dưới?

Trẻ nhỏ có xu hướng phân ra cấp bậc khi chơi hoặc học cùng nhau. Tuy nhiên, có trẻ vừa làm lãnh đạo giỏi, vừa là cấp dưới mẫn cán.

banner ads

Cô bé 9 tuổi Maddie vừa bước vào lớp, 3 - 4 cô bạn khác lập tức xúm lại và vây quanh. Maddie “ra lệnh” cho bạn “Hãy cùng ra sân chơi nào!”, các bé khác liền hưởng ứng và theo cô bé ra sân.

40905-trecon-7498-1450236750.jpg

Ảnh: uniteforchildren.

Maddie có dáng dấp của một vị chỉ huy nhỏ. Cô bé có những tố chất của nhà lãnh đạo bẩm sinh, thu hút người khác và rất tự tin khiến cho những người khác cảm thấy thích và nghe theo. Điều này không có nghĩa là cô bé ấy hống hách hay lấn át người khác. Mẹ cô bé, Nicole nói rằng như mình nhớ thì cô bé luôn luôn tỏ ra như vậy - “Mọi người cứ dính lấy con bé như nam châm vậy!”.

“Tôi nhớ rằng khi con bé khoảng 3 tuổi và bắt đầu đi học mẫu giáo. Con bé ngay lập tức dắt tay hai cô bé khác và dẫn đến nơi có nhà búp bê để chơi, nhẹ nhàng hướng dẫn cách chơi trò này. Tôi đã rất ngạc nhiên. Tôi đã nói chuyện với giáo viên và gần như là xin lỗi về điều đó nhưng cô giáo lại tỏ ra khá vui vẻ. Cô giáo nói rằng trẻ em thường là người lãnh đạo hoặc bắt chước theo bản năng”, mẹ cô bé cho biết.

Điều này hoàn toàn có cơ sở. Trẻ nhỏ có xu hướng phân thành các cấp bậc khi chơi hoặc học cùng nhau và chúng sẽ thuộc một trong hai nhóm trên. Tuy nhiên, theo nhà tâm lý lâm sàng Sally McCormack, nhận định này không phải lúc nào cũng đúng, nhà lãnh đạo và cấp dưới không phải lúc nào cũng ở hai thái cực trái ngược nhau. Chuyên gia cho biết “Có những trẻ thuộc về một trong hai nhóm trên một cách rõ ràng nhưng tôi nghĩ cũng có sự hòa trộn giữa hai nhóm. Trong một vài trường hợp, một trẻ vừa có thể vừa đóng vai trò người lãnh đạo xuất sắc đồng thời có thể là cấp dưới mẫn cán.

Nhiều phụ huynh cũng đồng quan điểm với nhận định trên. Genevieve nói rằng con trai mình thực sự là một người lãnh đạo trong lớp học nhưng lại là một thành viên tuyệt vời trong nhóm khi tham gia các hoạt động ngoại khóa.

Con gái của Mandy mới chỉ bước sang 10 tuổi thì gần như một người luôn theo đuôi người khác. “Con bé rất vui vẻ với mọi việc theo trật tự sẵn có và không gây ra bất kỳ xung đột nào với bạn bè nhưng khi ở nhà, cô bé lại tỏ rõ vai trò chị cả chăm sóc hai đứa em nhỏ”, Mandy nói.

Có một câu hỏi đặt ra là đặc tính này được ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền hay môi trường? Theo Sally, câu hỏi này rất khó để trả lời “Tôi cho rằng khả năng là 50/50. Chẳng hạn như, với những gia đình có truyền thống lãnh đạo mạnh mẽ như làm chính trị, con trẻ sẽ bị ảnh hưởng từ gia đình nhiều hơn và một phần từ môi trường bên ngoài”.

Rất nhiều bậc cha mẹ có khái niệm rất mơ hồ về việc con mình thuộc nhóm nào trong hai nhóm trên. Người lãnh đạo thường được nhìn nhận là người mạnh mẽ, tự tin và luôn hoàn thành vai trò một cách xuất sắc và nhiều cha mẹ lo ngại con mình chỉ là người phục tùng khi chúng bộc lộ tính cách rụt rè và hướng nội. Tuy nhiên, điều này không phải luôn đúng hoàn toàn. Như Sally giải thích, có nhiều hơn hai loại tính cách trong mỗi nhóm trên.

Người lãnh đạo truyền cảm hứng và người độc đoán

Người lãnh đạo biết truyền cảm hứng cho cấp dưới luôn là người biết lắng nghe, động viên, khích lệ, đưa ra lời khuyên và đảm nhiệm vai trò này theo cách tích cực. Trong khi đó, những người lãnh đạo có phong cách độc đoán, chuyên quyền thường hách dịch và không cân nhắc ý kiến của người khác. Trong trường hợp này, sự quan tâm là cách cho họ thấy rằng có nhiều cách lãnh đạo tốt hơn để đạt kết quả vượt trội.

Người cấp dưới làm việc năng suất và người thụ động

Người làm việc năng động sẽ rất hào hứng tham gia và hoàn thành công việc. Họ lắng nghe và nắm được yêu cầu, đòi hỏi của công việc cũng như luôn hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Đồng thời, họ cũng phát triển mạnh mẽ khi được hướng dẫn và chỉ bảo tận tình.

Ngược lại, những người làm việc thụ động luôn hài lòng với mọi việc đang diễn ra theo cách vốn có để hạn chế mâu thuẫn. Sally giải thích rằng “Đây có thể là những người rụt rè, nhút nhát hoặc lòng tự trọng và tự tin thấp”. Đây là trách nhiệm của cha mẹ để giúp con tăng sự tự tin và học cách chia sẻ cảm xúc cũng như ý kiến của bản thân với mọi người.

Làm thế nào để cân bằng tính cách?

Bạn sẽ làm gì nếu con mình có xu hướng là người lãnh đạo chuyên quyền hoặc là người làm việc quá thụ động? Sally giải thích rằng bạn cần tạo tấm gương tốt cho các hành vi của con bắt đầu từ trong gia đình “Chúng ta thường quên đi rằng cha mẹ chính là tấm gương tốt nhất cho con. Nếu bạn là người độc đoán thì đừng hy vọng con mình sẽ trở thành người lãnh đạo truyền cảm hứng cho nhân viên, vì vậy, bạn cần tạo tấm gương cho trẻ”.

Sally cũng gợi ý rằng bạn nên giao tiếp cởi mở hơn với với con “Đặt câu hỏi, đưa ra ví dụ và khuyến khích trẻ suy nghĩ. Nói chuyện và sử dụng các ví dụ cụ thể là cách tốt nhất để cha mẹ giúp đỡ con trong các tình huống cụ thể. Cách này đặc biệt hữu ích với những trẻ có tính độc đoán. Hỏi con liệu chúng có thể xử sự khác đi trong trường hợp đó không hay kết quả có tốt hơn nếu tất cả mọi người tham gia đều được nêu ý kiến?”.

Với trẻ thụ động tuân theo ý kiến của người khác thì chìa khóa là giúp trẻ tăng sự tự tin. “Chúng gần như không có sự tự tin vào bản thân nên những gì bạn cần làm là tăng sự tự tin vào việc thể hiện ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc của mình. Yêu cầu con giúp bạn đưa ra các quyết định nhỏ trong gia đình, chẳng hạn như ăn gì cho bữa tối và ủng hộ quyết định đó của con. Hãy luôn khuyến khích, động viên và tỏ thái độ tích cực với con. Xây dựng lòng tin và coi trọng ý kiến của con sẽ giúp chúng trở thành những người tích cực và làm việc năng suất hơn”, Sally khuyên.

Theo VNE

Nguồn essentialkids

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI