Tác động tâm lý của mẹ bầu lên sức khỏe thai nhi
Các nghiên cứu khoa học cho thấy giữa mẹ có mối liên hệ sâu sắc về mặt tâm lý. Buồn vui của mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến nhân cách của bé sau này. Chính vì vậy thai kỳ không chỉ là giai đoạn hình thành phát triển cơ thể của bé mà còn tác động đến tâm lý của bé nữa.
Trong thai kỳ, mẹ bầu thường trở nên dễ xúc động, nhạy cảm hơn và thậm chí dễ khóc lóc. Đặc biệt từ tháng thứ 7 trở đi bé có thể cảm nhận mạnh mẽ các cảm xúc của mẹ bầu, chính vì vậy những biến đổi tâm lý của mẹ bầu cũng ảnh hưởng đến bé nhiều nhất từ giai đoạn này trở đi.
Tại sao mẹ khóc lại khiến trẻ chậm phát triển?
Nếu mẹ bầu trong thai kỳ thường hay lo nghĩ, buồn tuổi, khóc nhiều thì thai nhi có thể chậm phát triển, bé sơ sinh có thể bị tự kỷ cao, hay quấy khóc.
Tâm lý buồn bã ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi nên tốt nhất mẹ bầu nên tránh để bé có thể phát triển tốt nhất.
Mối liên hệ chặt chẽ giữa mẹ và bé chính là nguyên nhân gây nên hiện trạng này. Nếu bé cảm nhận được mẹ buồn bã, khóc lóc thì bé cũng trở nên xúc động, việc tiếp nhận dưỡng chất cũng kém đi. Ngay cả việc mẹ bầu hay khóc cũng khiến cho cơ thể mẹ bầu hoạt động không hiệu quả, dẫn đến việc cung cấp dưỡng chất cho bé không đầy đủ.
Ngoài ra, thai nhi có mẹ hay khóc lóc cũng thường dễ cáu giận hay có tâm lý bi quan sau này.
Chính vì vậy mẹ bầu nên tránh những chuyện lo nghĩ, tránh những việc gây xúc động mạnh. Mẹ có thể giải trí bằng cách đọc truyện cười, xem phim hài, nghĩ tới những điều tích cực và chăm vận động để cơ thể và tinh thần luôn khỏe mạnh, lạc quan.
Ngoài việc, ổn định tâm lý mẹ bầu cũng nên thường xuyên đi khám thai để sớm phát hiện các vấn đề nếu có nhằm can thiệp kịp thời.
Yeutre.vn (Tổng hợp)