Bà bầu đau đẻ như thế nào và những điều mẹ muốn biết

Với những ai lần đầu làm mẹ, sự hình dung về cơn đau đẻ đều rất mơ hồ. Chính vì vậy, câu hỏi bà bầu đau đẻ như thế nào luôn luôn xuất hiện trong đầu họ cho đến khi mọi thứ diễn ra theo cách của nó.

banner ads

Đau đẻ là một trải nghiệm vô cùng khó khăn và đau đớn của mọi bà bầu

Đau đẻ là một trải nghiệm vô cùng khó khăn và đau đớn của mọi bà bầu. Không ai có thể mô tả chính xác cơn đau đẻ như thế nào nhưng ít nhất, dưới góc nhìn khoa học bạn sẽ biết được các giai đoạn của cơn đau đẻ.

Phân biệt đau đẻ thật và đau đẻ giả

Đau do co thắt tử cung là khi tử cung bắt đầu co thắt để mở nút nhầy chuẩn bị cho sự chào đời của thai nhi. Có 2 loại co thắt tử cung xảy ra khi gần đến ngày sinh: cơn co chuyển dạ và cơn gò sinh lý (hay còn được gọi là cơn co Braxton-Hicks). Rất nhiều bà bầu nhầm lẫn giữa cơn co chuyển dạ và cơn gò sinh lý Braxton-Hicks. Vì vậy, trước khi muốn biết bà bầu đau đẻ như thế nào, bạn cần phải phân biệt được sự khác nhau của các cơn co này.

- Cơn co chuyển dạ: Cường độ cơn co và mức độ khó chịu dần tăng nặng theo thời gian; Khoảng cách giữa các cơn co có thể thu hẹp dần; Khu vực cảm giác đau mạnh mẽ nhất là ở vùng lưng dưới và bụn; Cùng với cơn đau là dấu hiệu tăng dịch tiết âm đạo hoặc chảy máu; Các cơn co thắt chuyển dạ sẽ làm giãn nở cổ tử cung và cơn đau mỗi lúc một dữ dội hơn.

- Cơn gò sinh lý: Các cơn co thắt xuất hiện không thường xuyên và không đều đặn sau mỗi lần co; Cường độ cơn co và mức độ khó chịu không thay đổi; Khoảng giữa các cơn co không đổi; Khu vực gây cảm giác khó chịu chủ yếu tập trung ở vùng bụng dưới hoặc không khó chịu mà chỉ đơn giản là cảm giác bị thắt chặt; Không có máu hay hiện tượng tăng dịch tiết và cơn con không làm cho tử cung giãn ra; Cơn đau có thể giảm và mất hẳn sau đó.

Bà bầu đau đẻ như thế nào?

Cơn đau đẻ rất khác nhau với những cơn đau từ nhẹ đến đau đớn tột cùng

Khi cơn co chuyển dạ bắt đầu, bạn sẽ cảm thấy đau ở vùng bụng dưới. Thỉnh thoảng, cơn đau cũng xuất hiện ở lưng. Cảm giác chung nhất được các bà mẹ mô tả đó là đau và khó chịu giống như khi bị chuột rút trong mỗi lần hành kinh. Vài tiếng sau, cơn chuột rút sẽ trở nên rất khó chịu nhưng không phải bà mẹ nào cũng có cảm giác đau đớn trong giai đoạn này. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là câu trả lời chính xác và duy nhất cho câu hỏi bà bầu đau đẻ như thế nào vì với mỗi một người, cơn đau đẻ rất khác nhau với những cơn đau từ nhẹ đến đau đớn tột cùng. Ngay cả những ca gây tê ngoài màng cứng cũng có những cơn đau đẻ rất khác biệt.

Tại sao chuyển dạ lại gây đau?

Tử cung là một dạng cơ. Nó có thể co lại một cách mạnh mẽ để đưa thai nhi ra ngoài và những cơn co tử cung chính là nguồn gốc của những đau đớn khi chuyển dạ. Mức độ đau của cơn co chuyển dạ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả cường độ của các cơn co thắt; kích thước và vị trí của bé trong khung xương chậu; ngôi thai và tốc độ của cơn co chuyển dạ.

Bên cạnh đó, khi tử cung co thắt mạnh mẽ, nó sẽ thắt chặt các cơ vùng bụng và đôi khi gây sức ép lên toàn bộ thân mình, đáy chậu, trên lưng, bàng quang và ruột. Tất cả sự kết hợp này sẽ gây ra cơn đau kinh khủng được sánh như khi bạn gãy cùng lúc 20 cái xương.

Ngoài ra, các yếu tố di truyền và kinh nghiệm sống sẽ cho biết ngưỡng chịu đau của bạn và điều này cũng đóng một phần rất quan trọng đến cảm giác đau đẻ. Thêm vào đó, khi biết câu trả lời bà bầu đau đẻ như thế nào qua các lời mô tả của những người đã từng sinh nở sẽ làm tăng cảm giác sợ hãi, lo lắng… và chúng là những yếu tố góp phần làm tăng nhận thức về cơn đau đẻ trong bạn. Hơn thế, có thể bạn không thể thay đổi khả năng bẩm sinh của mình khi phải chịu đựng đau đớn.

Vì vậy, nếu ngưỡng chịu đau của bạn thấp, nên nhờ một người đi theo cùng trong lúc chuyển dạ và lên bàn sinh. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ đi sinh với một người hỗ trợ theo cùng sẽ ít sử dụng thuốc giảm đau hoăc sinh mổ và họ thường dễ chịu hơn khi trải qua cơn đau đẻ so với những phụ nữ phải vào phòng sinh một mình.

Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn phần nào hình dung được bà bầu đau đẻ như thế nào để có những sự chuẩn bị tâm lý tốt nhất trước khi vào phòng sinh. Chúc bạn mẹ tròn con vuông.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Đã có 1 người đánh giá bài viết này Đáng Tin Cậy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI