1. Bà bầu bị trĩ là do đâu?
Bệnh trĩ được hình thành là do tình trạng các tĩnh mạch trong thành hậu môn lớn ra (chứng dãn tĩnh mạch), trĩ có thể bị ở trong hay ở ngoài (trĩ nội - trĩ ngoại). Nguyên nhân chính là do tử cung phát triển, gia tăng nồng độ hormone, táo bón lâu dài. Ngoài ra, đôi khi là do tiêu chảy. Trĩ thường xảy ra ở ba điểm cách đều nhau quanh vòng hậu môn. Bệnh không biến chứng và ít khi gây đau, thường chỉ bị đau khi có khe nứt hậu môn. Triệu chứng chính của bệnh là xuất huyết.
2. Cách điều trị và phòng tránh khi bà bầu bị trĩ
2.1 Điều trị trĩ bằng các bài thuốc tự nhiên dễ tìm
Uống lá diếp cá: Xay nhuyễn lá diếp cá lấy nước uống hoặc sắc uống liên tục trong ba tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, mẹ nên kết hợp xông và ngâm rửa hậu môn mỗi ngày bằng nồi nước lá diếp cá có bổ sung một ít muối, tận dụng bã diếp cá đắp lên búi trĩ để giảm đau.
Sấy khô vỏ củ ấu và đem đốt tồn tính rồi tán bột, trộn bột củ ấu với dầu mè bôi hoặc đắp lên búi trĩ giúp giảm sưng đau. Trong trường hợp bà bầu bị trĩ xuất huyết thì dùng 20g hoa mướp và 10g hoa hoè, đem hãm với nước sôi khoảng 20 phút, mẹ uống thay nước trong ngày
Mẹ bị sa búi trĩ thì lấy 1 nắm hoa mướp rửa sạch giã nát rồi đắp vào hậu môn, sau đó băng lại. Búi trĩ bị sưng nề gây đau đớn, mẹ có thể dùng 10g hoa mào gà và 10g phương nhãn thảo. Hai thứ đem sắc lấy nước ngâm rửa hậu môn, mỗi ngày 2 lần.
Dùng 100g lá thiên lý non, thêm 5g muối hạt to vào giã nhuyễn rồi lọc lấy nước. Dùng để thoa lên hậu môn. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần. Kết hợp ăn thêm món canh hoa thiên lý thường xuyên. Chỉ sau 2 tuần hiện tượng sa búi trĩ sẽ thuyên giảm đáng kể.
2.2 Cách phòng ngừa trĩ cực hiệu quả
- Bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây và rau quả vào bữa ăn hàng ngày để tránh tình trạng táo bón. Đặc biệt, mẹ nên uống nhiều nước và duy trì luyện tập thể dục thường xuyên như đi bộ, bơi lội, yoga...
- Các bài tập kegels hàng ngày sẽ giúp mẹ phòng tránh bệnh trĩ khi mang thai. Kegels giúp tăng lưu thông máu ở vùng trực tràng và tăng cường các cơ xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc trĩ. Bài tập này còn giúp mẹ thu hẹp vùng cơ quanh âm đạo, niệu đạo, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau sinh.
- Tránh ngồi hoặc đứng trong khoảng thời gian dài.
- Nằm nghỉ ngơi, xem ti vi hay đọc sách, mẹ hãy nằm nghiêng người về một bên, nghiêng sang trái là tốt nhất để giảm ứ máu tại vùng chậu và hậu môn. Tránh tình trạng nằm ngửa hoặc nằm sấp
- Vệ sinh nhẹ nhàng vùng hậu môn sau khi đi vệ sinh. Tránh sử dụng các loại giấy vệ sinh có màu hay có nhiều mùi thơm.
Bên cạnh đó, bà bầu bị trĩ cũng nên kiêng những đồ ăn sau:
- Kiêng ăn tỏi, ớt, hạt tiêu, gừng tươi, mù tạt, xả…đây là gia vị có tính nóng sẽ gây kích ứng hậu môn, khiến cho bệnh trĩ trở nên nặng hơn.
- Không uống rượu, bia, những đồ uống có cồn, cà phê, nước trà…
- Đồ ăn quá nhiều dầu mỡ hoặc đồ chiên sẽ gây khó tiêu và làm cơ thể dễ bị nóng.
Bà bầu bị trẽ phải làm sao hẳn đến đây mẹ đã thấy rõ lời giải đáp. Bên cạnh thực hiên các phương pháp điều trị ở trên, bầu nên có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm thì mẹ nên đến các cơ sở y tế để bác sỹ có những biện pháp điều trị dứt điểm. Yeutre.vn chúc mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh!
Bùi Phường tổng hợp