1. Lười vận động
Sự cồng kềnh của cơ thể và tháng cuối thai kỳ khiến mẹ bầu cảm thấy lười vận động và ưu tiên cho việc nằm nghỉ ngơi. Thế nhưng vận động nhẹ nhàng và đều đặn trong khoảng thời gian này sẽ giúp cho mẹ bầu sinh dễ dàng hơn. Do đó, mẹ bầu hãy cố gắng theo đuổi những bài tập nhẹ nhàng hay đi bộ ở tháng cuối.
Tập yoga là một cách vận động tốt cho mẹ bầu trong cả thai kỳ.
2. Lo sợ
Nếu bạn làm mẹ lần đầu thì việc bạn sẽ lo sợ cho ngày sinh là điều hoàn toàn hiển nhiên. Có quá nhiều thứ bạn chưa biết và hoàn toàn không ngờ tới có thể xảy ra. Tuy nhiên sự sợ hãi lại khiến cho tử cung bị co thắt và kéo dài quá trình sinh hơn mức bình thường. Hơn nữa, nó còn có thể gây ra khó sinh và sự hồi phục sau khi sinh của tử cung không hoàn toàn. Sự thiếu oxy cũng có thể xảy ra do lo sợ khiến cho huyết áp tăng.
Vì những tác hại khó lường do sự căng thẳng, lo sợ gây ra, mẹ bầu nên cố gắng duy trì sự thanh tĩnh và bình an trước ngày sinh càng nhiều càng tốt nhé.
3. Tự kích thích đầu ti
Trong tháng cuối thai kỳ, có thể bạn sẽ phải đối mặt với sự cương tức của bầu ngực vì lúc này chúng đã sẵn sàng tiết sữa. Mẹ có thể xoa bóp, massage bầu ngực để cảm thấy dễ chịu hơn, thế nhưng việc kích thích đầu ti là không nên. Vì các kích thích ở đầu ti có thể gây co bóp tử cung mạnh và gây ra sinh non.
4. Quan hệ vợ chồng
Quan hệ vợ chồng vào tháng cuối thai kỳ không được khuyến khích.
Quan hệ vợ chồng tháng cuối của thai kỳ tuy không cấm nhưng không được khuyên khích và cần có các tư thế phù hợp. Vì sự kích thích quá đà khiến cho tử cung co bóp mạnh và gây ra sinh non.
5. Thụt rửa âm đạo
Cổ tử cung và âm đạo vào tháng cuối thai kỳ ở trong tình trạng sung huyết và dễ bị thương tổn nếu bị tác động mạnh khi me bầu bơm rửa sâu trong âm đạo. Việc thụt rửa sâu này còn có nguy cơ gây ra tắc hơi động mạch tại cổ tử cung của mẹ bầu.
6. Không ăn đồ tái sống
Đây là điều mẹ bầu cần phải thực hiện nghiêm ngặt trong suốt thời gian này. Ký sinh trùng toxoplasmosis hoặc khuẩn E. coli có trong đồ ăn tươi sống gây ra các biến chứng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
7. Di chuyển xa
Nếu không có việc gì quá cần thiết, mẹ bầu không nên di chuyển xa vào khoảng thời gian này. Dù mẹ đã có ngày dự sinh, thế nhưng việc bé ra đời thời gian nào thì không thể biết trước được. Nếu mẹ sinh con ngay trong quá trình di chuyển sẽ gặp rất nhiều khó khăn do thiếu thốn mọi sự hỗ trợ cần thiết có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Mẹ bầu nên tránh đi du lịch vào tháng cuối thai kỳ.
8. Để bụng đói trước giờ sinh
Việc không ăn uống gì trước giờ sinh có thể khiến cho sản phụ bị kiệt sức và không thể rặn đẻ được khi lâm bồn. Vì vậy, hãy ăn uống đầy đủ và ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu hóa để chuẩn bị đầy đủ sức lực cho việc vượt cạn.
Yeutre.vn (Tổng hợp)