1. Sử dụng móc treo lõi dây thép bọc nhựa
Loại móc treo này không có khả năng chịu lực đủ cho những chiếc áo, quần nặng như len, dạ... và thậm chí nó còn làm hằn nếp trên vai áo, kéo giãn sợi len. Bạn nên sử dụng những chiếc móc bọc nỉ, xốp hoặc móc bằng gỗ bản lớn để treo những món đồ như áo sơ m, đồ lụa, đồ mùa đông hay đồ đắt tiền...
2. Treo áo len như cách thông thường
Cách treo dọc áo dễ làm giãn sợi len và hằn nếp vai áo. Áo len nặng nên sẽ bị chảy dài khi treo như vậy. Thay vào đó, bạn nên gấp áo theo cách dưới đây khi treo:
Cách treo đúng là cách bên phải.
3. Cất quần áo trong túi nilon
Quần áo mang ra tiệm giặt khô khi lấy về thường được đựng trong túi nilon. Nhiều người có thói quen cất luôn vào tủ mà không bỏ túi nilon ra. Vải vóc cũng cần phải "thở", đựng trong túi nilon dễ làm quần áo bị hôi. Khi treo đồ trong tủ, bạn nên để mỗi món đồ cách nhau khoảng 2,5 cm để không bị nhăn nhúm.
4. Giặt khô quần áo thường xuyên
Giặt khô nhiều làm yếu sợi vải và quần áo nhanh bị hỏng. Bạn hãy chú ý tới những thông tin ghi trên mác áo. Nếu có dòng chữ "dry-clean only" thì mới đem ra tiệm giặt. Còn nếu trên áo ghi "dry-clean" thì bạn giặt tay ở nhà và phơi khô tự nhiên (đối với hầu hết các loại vải như polyester, cashmere...).
5. Để áo ngực lộn xộn
Cách sắp xếp không gọn gàng như vậy sẽ nhanh chóng làm hỏng dáng áo, khiến áo mất khả năng nâng đỡ vòng 1. Thay vào đó, bạn nên xếp chồng những chiếc áo lên nhau trước khi đem cất.
6. Giặt và vắt khô đồ bơi bằng máy giặt
Cách này sẽ làm phai màu áo và áo bơi nhanh hỏng. Bạn nên giặt tay vào phơi khô ngoài trời như các loại áo sơ mi.
7. Quên không cài cúc, kéo khóa và lộn trái quần jeans trước khi bỏ vào máy giặt
Như vậy, quần áo dễ bị rối vào nhau và không giặt sạch được. Quần jeans có nhiều màu nhuộm nên nhanh bạc màu nếu bạn không lộn trái.
Theo ngoisao