7 sai lầm chết người các “bác sĩ tại gia” hay mắc phải

Dù không biết chắc con mắc bệnh gì nhưng nhiều ông bố, bà mẹ vẫn tự chẩn đoán và tùy tiện dùng thuốc cho con mỗi khi chúng mắc bệnh. Hậu quả đáng tiếc xảy ra không ít, song dường như vẫn chưa đủ sức cảnh tỉnh các bậc làm cha mẹ.

banner ads

8502-khi-bo-me-tro-thanh-bac-si-tai-gia5.jpg

Nhiều bố mẹ vẫn tự chẩn đoán và dùng thuốc tùy tiện cho con mỗi khi chúng mắc bệnh.

Có thể vì ngại mất thời gian chờ đợi, sợ tốn kém hoặc e dè cho con đến chốn đông đúc mà nhiều người không muốn đưa con đến bệnh viện khi bé mắc bệnh. Họ tự tin vào kinh nghiệm nuôi con của mình và mặc nhiên trở thành những “bác sĩ tại gia” để điều trị bệnh cho con bằng cách tự chẩn đoán và mua thuốc. Tuy nhiên, kinh nghiệm đó có thể trở thành sai lầm “chết người” khi:

1. Chẩn đoán trật

Trẻ nhỏ có nhiều triệu chứng bệnh na ná nhau. Chẳng hạn, bệnh sởi, viêm màng não, viêm cơ tim… đều có chung những dấu hiệu ban đầu giống như bệnh cảm thông thường. Đến khi bệnh trở nặng, các triệu chứng điển hình của bệnh mới phát ra. Do đó, nếu nhầm lẫn ngay từ đầu và để tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây khó khăn rất lớn trong công tác điều trị về sau. Đáng tiếc hơn, nhiều trường hợp còn có nguy cơ tử vong cao nếu không phát hiện kịp thời.

banner ads

2. Kết hợp thuốc điều trị không đúng

Một số thuốc được chỉ định dùng cách riêng với các thuốc khác sau một khoảng thời gian nhất định. Nếu không sẽ gây ra những phản ứng ngược. Cách khác, có thể hiểu là chúng cấm kết hợp cùng lúc với nhau. Chẳng hạn, khi trẻ vừa uống thuốc kháng sinh thì phải sau đó 2 – 3 tiếng mới tiếp tục dùng thuốc canxi bổ sung hoặc thuốc sắt nhằm phát huy hết tác dụng của mỗi loại thuốc và tăng khả năng kháng khuẩn. Chính vì vậy, nếu không biết chắc loại thuốc nào nên kết hợp cùng nhau, loại nào nên dùng riêng rẽ thì bố mẹ hãy đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất dù bé mắc bệnh nặng hay nhẹ.

3. Cho trẻ uống nhiều một loại thuốc

8500-khi-bo-me-tro-thanh-bac-si-tai-gia-2.jpg

D ùng lặp lại quá nhiều một loại thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ.

Thành phần dược phẩm có trong các thuốc trị cảm thông thường đều có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Việc dùng lặp lại quá nhiều các loại thuốc này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như quá liều hoặc gây ra sự khống chế trong hoạt động tái tạo máu của cơ thể. Do đó, sẽ thực sự là một tai họa nếu cứ tiếp tục tùy tiện dùng thuốc như việc mà các gia đình hiện nay đang làm.

4. Cho trẻ dùng không đúng liều lượng

Thông thường, người ta lấy đơn vị g, mg hoặc mcg để tính toán liều lượng tiêu chuẩn của một viên thuốc hoặc viên nang. Với thuốc nước, đơn vị được lấy sẽ là ml.

Với trẻ em, thuốc được tính lượng theo cân nặng của mỗi bé chứ không dùng viên thuốc như khi điều trị cho người lớn. Do đó, có thể trong toa thuốc, bạn đọc thấy bảng chỉ dẫn cho biết trẻ bao nhiêu kg thì uống liều lượng bao nhiêu. Tuy nhiên, không phải đơn thuốc nào cũng có chỉ dẫn cặn kẽ như vậy. Mặt khác, sự tính toán của người không có chuyên môn rất có thể mắc nhiều sai lầm. Chẳng hạn, đối với phần lớn các thuốc kháng sinh đều được chỉ định dùng trong 5 - 7 ngày liên tiếp. Nếu không hiểu biết điều này, bạn có thể cho con dùng ít hơn liều quy định. Kết quả là khiến bệnh của trẻ tái phát hoặc kéo dài tình trạng bệnh.

Vì thế, các trường hợp tự mua thuốc và tự dùng thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho trẻ hơn là việc điều trị hiệu quả bệnh trẻ đang mắc phải.

5. Số lần sử dụng không đúng

Mỗi loại thuốc có tác dụng khác nhau khi đi vào cơ thể. Nếu tốc độ phân giải và bài trừ thuốc không như nhau ở mỗi loại thì tất yếu sẽ có quy định số lần sử dụng khác nhau trong ngày. Nếu uống quá nhiều sẽ gây ra quá liều, dẫn đến ngộ độc thuốc. Ngược lại, khi uống không đủ, thuốc không thể phát huy được tác dụng điều trị bệnh. Chưa kể, mỗi loại thuốc khác nhau có thể được chỉ định uống vào buổi sáng hoặc buổi tối để đem lại hiệu quả tốt hơn.

6. Dùng thuốc không đúng thời điểm

Một số thuốc được dùng ngay khi bệnh trở nặng. Nhưng đến khi bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm lại không được phép tiếp tục sử dụng thêm vì nó có thể gây nên một số tác dụng phụ ngoài mong muốn. Đó là lý do vì sao bạn cần đưa con đến bác sĩ để khám bệnh.

7. Dùng nhầm thuốc người lớn

Đa phần các bố mẹ đều không để ý đến việc bảo quản thuốc. Chỉ khi con mắc bệnh mới quáng quàng tìm vội loại thuốc đã cho trẻ uống và khỏi bệnh trước đó để tiếp tục “tái sử dụng”. Do đó, nguy cơ nhầm lẫn giữa thuốc dành cho trẻ em với thuốc của người lớn rất cao. Và tất yếu, hậu quả của những sự nhầm lẫn này sẽ vô cùng tai hại.

Lời khuyên dành cho bố mẹ muốn làm “bác sĩ tại gia”

8501-khi-bo-me-tro-thanh-bac-si-tai-gia-4.jpg

Lời khuyên tốt nhất vẫn là đưa con đến ngay các bệnh viện khi nhiễm bệnh.

Có thể bạn có kinh nghiệm nuôi con dày dạn nhưng không phải trong mọi trường hợp đều có thể lường trước hậu quả của nó, nhất là khi điều đó liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con cái. Do đó, hãy thật thận trọng trước khi cho con dùng thuốc, chỉ dùng thuốc khi đã biết chắc bệnh lý và nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên toa thuốc trước khi dùng.

Lời khuyên tốt nhất vẫn là đưa con đến ngay các bệnh viện hoặc cơ sở tế gần nhà để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI