7 điều đảm bảo mẹ chưa biết khi trẻ sơ sinh bị sốt

Là bố mẹ, ai cũng xót xa khi chứng kiến bất kỳ sự khó chịu nào của trẻ sơ sinh và sự sốt ruột còn tăng lên gấp bội mỗi khi bé sốt. Tuy nhiên, có những điều về sốt mà không phải bố mẹ nào cũng biết.

banner ads

Trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ, sốt đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bố mẹ nhưng không phải sốt lúc nào cũng đáng sợ.

Sốt bắt đầu từ 38 độ

Trẻ chỉ ấm nóng chưa phải là sốt nếu chưa đủ 38 độ C

Khi trẻ sơ sinh thức dậy với đôi má ửng đỏ và làn da ấm nóng, bạn sẽ hốt hoảng cho rằng con đang sốt, nhất là khi nhiệt kế hiển thị 37,5 độ C. Tuy nhiên, với các dấu hiệu này vẫn chưa thể gọi là sốt.

Ngay cả đối với trẻ sơ sinh non ngày nhất, nhiệt độ cơ thể gần 38 độ chỉ là dấu hiệu của hiện tượng tăng thân nhiệt, một dạng tăng nhiệt độ cơ thể nhẹ sau khi tắm nước ấm hoặc được bọc quá kín. Thậm chí, thời gian trong ngày vào cuối buổi chiều hay buổi sáng sớm cũng có thể khiến thân nhiệt bé thay đổi. Chính vì vậy, không nên chỉ dựa vào phỏng đoán khi chạm vào thấy ấm mà kết luận bé đã sốt hoặc nếu đo nhiệt độ chưa đến 38 độ C thì không nên quá lo lắng vì đó vẫn chưa phải là cơn sốt.

Phân biệt sốt do vi khuẩn và sốt virus

Nhiệt kế có thể cho bố mẹ biết trẻ đang sốt hay không nhưng nó không thể giúp bạn phân biệt được sốt virus với sốt vi khuẩn.

- Sốt virus xảy ra khi cơ thể đẩy lùi được bệnh do virus gây ra, có thể là một bệnh đường ruột, bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Nếu trẻ bị sốt virus, trong khoảng 3 ngày sẽ khỏi. Trong trường hợp này không nên dùng thuốc kháng sinh.

- Sốt do vi khuẩn xảy ra khi cơ thể đẩy lùi được một nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng tai (có thể do vi khuẩn hoặc virus), nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm phổi do vi khuẩn. Nhiễm trùng do vi khuẩn ít phổ biến hơn so với virus nhưng lại nghiêm trọng hơn vì nó có thể dẫn đến những bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh để điều trị. Vì thế, nếu theo dõi thấy bé sốt kéo dài hơn 3 ngày, nên cho trẻ đến bệnh viện.

Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt là tình trạng nguy hiểm

Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt là tình trạng nguy hiểm

Nếu thân nhiệt của trẻ dưới 3 tháng tuổi từ 38 độ C trở lên nên được xem là trường hợp cấp cứu y tế. Lúc này, bạn nên gọi ngay cho bác sĩ và nói rõ người bị sốt là trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi để cảnh báo trường hợp nguy hiểm. Tốt nhất, nên bế trẻ đến ngay bệnh viên dù đó là lúc nửa đêm. Lưu ý, không dùng thuốc hạ sốt tùy tiện, trừ khi đó là chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng, hãy khai báo với các bác sĩ trực ca cấp cứu để họ nắm rõ tình hình.

Sở dĩ đây là trường hợp cấp bánh là do 2 nguyên nhân: Trước hết, ở trẻ sơ sinh, lớp bảo vệ của các tế bào giữa máu và hệ thống thần kinh trung ương rất mỏng manh. Một khi cơ thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn, vi khuẩn có thể vượt qua sự kiểm soát của lớp bảo vệ này và nhanh chóng gây tổn thương. Nguyên nhân thứ hai là do trẻ sơ sinh không có dấu hiệu nhiễm trùng điển hình và rõ ràng như các trẻ lớn. Điều này là một mối lo rất đáng ngại vì vi khuẩn sẽ âm thầm phát triển và dẫn đến nhiễm trùng huyết mà không có bất kỳ triệu chứng điển hình nào.

Nếu trẻ bị sốt siêu vi, bố mẹ không cần phải lo lắng về trường hợp nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng dễ dàng phân biệt được đâu là sốt siêu vi và đâu là sốt do vi khuẩn nếu chỉ dựa trên nhiệt kế và bằng mắt thường. Do đó, nếu các bé sốt cao, cần phải làm các xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định xem có phải trẻ đã bị nhiễm trùng do vi khuẩn hay không.

Đo nhiệt độ trực tràng khi trẻ sốt là chính xác nhất

Bạn có thể không “chuộng” cách đo nhiệt độ qua trực tràng nhưng đó là cách tốt nhất để bạn đọc nhiệt độ cơ thể của trẻ. Đây cũng là cách đo thân nhiệt được các bác sĩ nhi tin tưởng nhất. Các cách đo thân nhiệt khác như nách, trán hay tai đều không được chính xác.

Điều trị các triệu chứng không phải theo con số từ nhiệt kế

Nhiều bố mẹ cho rằng sốt cao hơn nghĩa là bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, điều này không chính xác. Một em bé có thể sốt đến 39 độ C nhưng vẫn hoàn toàn thoải mái, chạy nhảy vui đùa. Trong khi đó, một em bé sốt 38 độ C lại quấy khóc liên tục, người mệt mỏi và rũ rượi.

Như vậy, nếu bé sốt nhưng vẫn dễ chịu, bé không cần phải hạ sốt. Cách để trị sốt tốt nhất là dựa trên triệu chứng đi kèm thay vì con số từ nhiệt kế. Và điều quan trọng cần nhớ đó là sốt giúp cơ thể bé tăng khả năng chiến đấu với bệnh.

Sử dụng thuốc một cách thận trọng

Đắp khăn ấm để hạ sốt cho trẻ

Trước khi dùng thuốc hạ sốt, hãy cố gắng thử giảm thân nhiệt bằng cách dùng khăn ấm (45-55 độ C) để lau mình bé, đặc biệt là các vùng trán và nách. Nếu bé vẫn khó chịu và cơn sốt chưa thể qua đi, lúc này bạn nên dùng thuốc hạ sốt cho bé. Tuy nhiên, trước khi dùng bạn nên cân nhắc:

Nếu trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, các bác sĩ khuyên dùng acetaminophen tốt hơn là ibuprofen. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi, có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen.

Dùng thuốc cho trẻ sơ sinh phải chính xác về liều lượng theo trọng lượng của bé, không theo tuổi.

Không bao giờ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dùng aspirin vì nó có thể dẫn đến hội chứng Reye, một bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm vì có thể gây tử vong.

Không nên đánh thức bé để dùng thuốc hạ sốt vì bé cần được nghỉ ngơi.

Sốt là một phản ứng lành

Mặc dù sốt rất nguy hiểm nhưng nó sẽ không làm tổn thương não của trẻ. Bản thân cơn sốt không gây ra bất kỳ tác hại nào. Ngay cả những cơn co giật khi sốt cao đã xảy ra với một số trẻ có phản ứng với sốt vẫn chưa được chứng minh có gây tổn hại cho trẻ.

Chính vì vậy, khi bế một đứa trẻ đang nóng sốt trên tay điều trước tiên bạn nên nhớ: sốt là một dấu hiệu sức khỏe vì đó là lúc cơ thể đang chống lại các vi khuẩn và virus tấn công hoặc sau chủng ngừa. Tất nhiên, trẻ nhỏ sốt bao giờ cũng khiến bố mẹ lo lắng nhưng ít nhất bạn có thể yên tâm vì hệ thống miễn dịch của bé biết chính xác những gì nó phải làm.

Yeutre.vn Nguồn: BC

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI